nhận biết được lại là các tính chất của thế giới bên ngoài chứ không phải
đơn thuần là các cách thức mà tâm trí của chúng ta phân loại các liên hợp
các kích thích; giống như các trừu tượng hóa khác, những mối quan hệ giữa
các bộ phận vốn được tách riêng có thể có ý nghĩa hoặc chẳng có ý nghĩa gì
cả.
Có lẽ cũng cần phải nói thêm ở đây là: không có lí do gì để coi các giá trị
như là các phạm trù tâm trí thuần túy duy nhất, những thứ mà vì thế không
có mặt trong bức tranh của chúng ta về thế giới vật lí. Mặc dù các giá trị
nhất thiết phải chiếm một vị trí trung tâm ở bất kì nơi nào mà chúng ta quan
tâm tới hành động hướng đích, chúng tất nhiên không chỉ là loại phạm trù
tâm trí thuần túy duy nhất mà chúng ta phải dùng để diễn giải các hoạt
động con người: sự phân biệt giữa chân và giả, mà rất có ý nghĩa ở đây, ít
nhất cung cấp một minh chứng khác về một loại thuộc các phạm trù tâm lí
thuần túy như thế. Về luận điểm liên quan đến vấn đề rằng các cân nhắc giá
trị không nhất thiết phải là yếu tố định hướng chúng ta trong việc lựa chọn
các khía cạnh của đời sống xã hội để nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết, điều này tất nhiên không hàm ý là sự phân loại
sẽ chỉ luôn xếp các phần tử có các tính chất chung thành các thành viên của
cùng một nhóm.
Xem bình luận của Carl Menger về vấn đề này.
Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải tồn tại mối
quan hệ giữa việc sử dụng toán học trong các ngành khoa học xã hội với
các nỗ lực đo lường các hiện tượng xã hội - như những người vốn chỉ có
trình độ toán học sơ cấp thường tin vào. Toán học có thể - và có lẽ đúng thế
trong kinh tế học - là công cụ hoàn toàn không thể tách rời để mô tả các thể
loại nhất định các mối quan hệ có cấu trúc phức tạp, dù rằng có thể chúng
ta không có cơ hội để biết được các trị số của các tham số (magnitudes) cụ
thể (được gọi bằng một cái tên gây nhầm lẫn là “hằng số”) có mặt trong các
công thức mô tả các cấu trúc đó.
M. R. Cohen, Reason and Nature, p. 305.