nhân tương tác có thể sẽ bộc lộ cho chúng ta một cấu trúc vận hành theo
một số khía cạnh nhất định tương tự tâm trí của cá nhân. Và, có lẽ là thuật
ngữ tâm trí tập thể sẽ là thuật ngữ phù hợp nhất để mô tả cấu trúc như vậy -
mặc dù hầu như không chắc rằng liệu các ưu điểm của việc sử dụng thật
ngữ này có mang lại nhiều hữu dụng hơn so với các nhược điểm của nó.
Nhưng ngay cả trong trường hợp này, việc sử dụng thuật ngữ này cần phải
không khiến chúng ta nghĩ rằng nó mô tả một khách thể có thể quan sát nào
đó mà chúng ta có thể nghiên cứu trực tiếp được.
Cours de philosophie positive, 4
th
ed., vol. 4, p. 258.
Cf. Ernst Mach, Erkenntnis und Irrtum, 3
d
ed. (1917), p. 28. Tuy
nhiên, ở đây ông chỉ ra một cách đúng đắn rằng: “Nếu giả sử chúng ta có
thể quan sát con người từ khoảng cách rất xa, từ tầm chim bay, từ mặt
trăng, ắt những chi tiết tinh vi - cùng với những ảnh hưởng do những trải
nghiệm cá nhân gây ra - sẽ tiêu biến hết, và chắc hẳn ta sẽ không thấy gì
hơn ngoài những con người đang lốn dần lên, đang tự nuôi sống mình và
sinh con đẻ cái theo một quy tắc nhất định”.
F. Meinecke, Die Entstehung des Historismus (1936). Thuật ngữ duy
sử luận (historicism), được dùng để chỉ trường phái lịch sử của thế hệ trước
trong nghiên cứu của Meinecke, là không thỏa đáng và dẫn đến hiểu lầm vì
nó được Carl Menger đưa vào sử dụng để mô tả các đặc điểm khác biệt của
trường phái lịch sử của thế hệ sau trong kinh tế học mà đại diện của nó là
Scholler và các cộng sự của ông ta (xem Untersuchungen überdie
Methoden der Sozialwissenschaften [18831, pp. 216- 20 - với sự tham
chiếu tối Gervinus và Roscher - và Die Irrhümerdes Historismus [1884]).
Sự khác biệt giữa trường phái lịch sử của thế hệ mới này và trào lưu trước
đó mà nó thừa hưởng cái tên gọi được minh họa rõ nét nhất qua việc chính
Schmoller kết tội Menger là đệ tử trung thành của “trường phái Burke-
Savigny” chứ không phải theo chiều ngược lại (Cf. G. Schmoller, “Zur
Methodologie der Staats-und Sozialwissenschaften”, Jahrbuch für
Gesetzgebung,..., n.f. 7 [1886], p. 250).