Cf., L. Hogben (trong Lancelot Hogben's Dangerous Thoughts
[19391, p. 99): “Lượng năng lượng tự do vượt quá lượng calo chung mà nỗ
lực con người cần để đảm bảo cho các nhu cầu chung của tất cả mọi người
là một sự phí phạm”.
Việc mô tả sự đối sánh giữa một bên là cách nhìn từ bên trong và một
bên là cách nhìn từ bên ngoài, dù tất nhiên là ẩn dụ, gây ra hiểu lầm ít hơn
so với các ẩn dụ theo kiểu như thế thường gây ra, và có lẽ đây là con đường
ngắn nhất để chỉ ra bản chất của sự đối sánh này. Nó cho chúng ta biết rằng
cái mà chúng ta biết được một cách trực tiếp về các phức thể xã hội chỉ là
những bộ phận, và rằng tổng thể là cái không bao giờ kiến nhận dược một
cách trực tiếp, mà là cái luôn được tái dựng bằng nỗ lực tưởng tượng của
chúng ta.
Tất nhiên sẽ là sai lầm khi tin rằng khuynh hướng bẩm sinh của
nghiên cứu viên về các hiện tượng xã hội là phải ít “đi quan sát”. Anh ta
cần trải qua nhiều kinh nghiệm để hiểu được rằng việc quan sát trực tiếp
các tổng thể, điều mà ngôn ngữ đời thường gợi cho biết là tồn tại, không
dẫn anh ta đi tới đâu cả. Thực ra, một trong những phương châm đầu tiên
mà một nghiên cứu viên về các hiện tượng xã hội cần phải học là không
bao giờ nói “xã hội” hay “quốc gia” như là một cái gì đó đang hành động
hoặc thể hiện theo một cách thức nhất định nào đó, mà phải luôn nghĩ rằng
chỉ có các cá nhân mới hành động.
Xem F. Kautmann, “Soziale Kollektiva”, Zeitschrift für
Nationalökonomie 1 (1930).
Cần phải lưu ý là mặc dù sự quan sát có thể giúp chúng ta hiểu được
người ta sử dụng các thuật ngữ với hàm ý gì, nó có thể không bao giờ cho
chúng ta biết “thị trường”, “vốn” v.v. thực sự là cái gì; nghĩa là nó không
thể cho chúng ta biết đâu tà các mối quan hệ quan trọng mà chúng ta cần
tách ra và đưa vào trong một mô hình nào đó.
Về tổng thể vấn đề này, xem M. Ginsberg, The Psychology of Society
(1921), chap. 4. Tất nhiên nội dung được đề cập trong bản văn không loại
trừ khả năng rằng nghiên cứu của chúng ta về cách thức mà các tâm trí cá