(tunctionalism) xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, và
có thể được miêu tả như một nhãn quan kĩ thuật. Chỉ gần đây nó mới được
đưa sang lĩnh vực xã hội... Một khi cách tiếp cận kĩthuật này được chuyển
giao từ khoa học tự nhiên sang những vấn đề con người, nhất định nó sẽ
mang đến một sự thay đổi sâu sắc cho con người... Cách tiếp cận theo chức
năng thôi không coi các ý tưởng và giá trị đạo đức như là những giá trị
tuyệt đối, mà lả những sản phẩm của một quá trình xã hội, mà nếu cần thiết,
có thể được thay đổi bởi chỉ dẫn khoa học kết hợp với thực tiễn chính trị...
Sự mở rộng của học thuyết về quyền năng tối cao của kĩ thuật mà tôi biện
hộ trong cuốn sách này, theo ý kiến của tôi, là không thể tránh được... Tiến
bộ trong phương pháp tổ chức không là gì khác ngoài việc áp dụng những
khái niệm kĩ thuật vào các hình thức hợp tác. Một con người, với tư cách
như là một bộ phận của bộ máy xã hội, trong một giới hạn nào đó có thể
dùng giáo dục và đào tạo để bình ổn cách phản ứng cùa anh ta, và tất cả
những hoạt động mà anh ta được yêu cầu thực hiện gần đây được phối hợp
bên trong một cơ cấu có tổ chức dựa trên một nguyên lí hiệu quả xác định”.
Miêu tả tốt nhất cho thuộc tính này của cách tiếp cận kĩ thuật của
người kĩ sư mà tôi đã có thể tìm thấy nằm trong một bài phát biểu của kĩ sư
quang học nổi tiếng người Đức Ernst Abbe: “Giống như người kiến trúc sư,
trước khi bắt tay vào việc thực hiện công việc, đã hình dung ra công trình
xây dựng trong đầu mình và chỉ cần đến cây bút và tờ giấy để ghi lại ý
tưởng, thì [người kĩ sư quang học] cũng đã hình dung đầy đủ trong đầu
mình hình thể phức tạp của thủy tinh và kim loại, nghĩa là cố gắng hình
dung về mọi thành tố nhất thiết phải tham gia và các quy định ràng buộc
chúng thông qua việc thấu hiểu về mặt lí thuyết các tác động lên mọi bộ
phận trước khi những bộ phận ấy tham gia vào các quá trình biến đổi vật
chất thực sự. Như thế, bàn tay lao động không có chức năng nào hơn là
thực hiện chính xác những hình mẫu và đại lượng của mọi yếu tố kết cấu đã
được tính toán; và kinh nghiệm thực hành cũng không có nhiệm vụ nào
khác hơn là làm chủ các phương pháp và phương tiện phụ trợ thích hợp cho
việc thực hiện chúng dưới góc độ vật lí” (trích trong Franz Schnabel,