Có một điều có lẽ không hẳn đã quá rõ ràng, và do vậy vẫn còn hữu
ích để nói tới, là sự chế nhạo theo mốt về bất kì hoạt động nào, dù trong
khoa học hay nghệ thuật, mà được theo đuổi “vì chính nó”, và sự đòi hỏi
mọi thứ phải gắn với một “mục đích xã hội có ý thức”, là những hình thức
biểu đạt của cùng một khuynh hướng chung của thời đại và đều được dựa
trên cùng một ảo tưởng về trí tuệ tuyệt đối như đã được thảo luận trong bài
viết.
Các khía cạnh khác của những chủ đề lớn mà chúng ta mới xem xét
đôi chút ở đây được thảo luận trong tác phẩm Road to Serfdom (1944), đặc
biệt trong chương 6,14.
Đây là điểm đặc trưng tinh thần của thời đại, và đặc biệt là của chủ
nghĩa thực chứng, khi A. Comte phát biểu (Système de politique positive
[Hệ thống chính sách thực chứng], vol. 1, p. 356) về “tính ưu việt tất yếu
của nền luân lí được minh định so với nền luân lí được mặc khải”, thì nét
đặc trưng thực sự nằm trong cái ẩn ý đó là: một hệ thống đạo đức được xây
dựng bằng lí tính là giải pháp thay thế duy nhất cho hệ thống được một
đấng tối cao nào đấy truyền đạt (reveal).
Đối với những người muốn theo đuổi những chủ đề đã thảo luận
trong chương trước, có thể tham khảo thêm một số tác phẩm liên quan được
công bố sau khi bài luận này ra mắt lần đầu tiên. Ngoài cuốn Selected
Writings of Edward Sapir đã được đề cập ở trên, do D. G. Mandelbaun biên
tập (Berkeley: University of Carlifornia Press, 1949, esp. pp. 46f.(
104,162,166,546 ff. và 553), người đọc đặc biệt nên tham khảo thêm G.
Ryle, “Knowing How and Knowing That”, Proceedings ofthe Aristotelian
Society, n.s., vol. 46 (1945), và những bài viết tương ứng trong cuốn The
Concept of Mind (London, 1949) của cùng tác giả; K. R. Popper, The Open
Society and Its Enemies (London, 1946); và M. Polyani, The bgic of Liberty
(London, 1951).
Một lần nữa, K. Mannheim, Man and Societyin an Age of
Reconstruction (1940), esp. pp. 240-44, đưa ra một trong những minh họa
tốt nhất cho xu hướng này, ở đó ông giải thích rằng “chức năng luận