CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 313

Deutsche Geschichte im neunzehnten Jahrbundert [1934], vol. 3, p. 222 -
một kho thông tin về chủ đề này cũng như về tất cả những chủ đề khác liên
quan đến lịch sử trí tuệ của nước Đức thế kỉ XIX).

[91]

Sẽ là quá dài dòng ở đây nếu muốn giải thích chi tiết tại sao sự uỷ

thác hay phân công lao động, bất kể khả năng tạo ra một bản thiết kế kĩ
thuật của nó, lại rất hạn chế và khác biệt trên nhiều khía cạnh cơ bản so với
sự phân hữu tri thức mà sự vận hành của các quá trình xã hội không thiên
vị dựa vào. Sẽ là đủ khi chỉ ra rằng để có thể thực hiện sự uỷ thác lao động
như thế, người ta không những phải duy trì được tính chính xác của kết quả
để sao cho bất cứ ai có nhiệm vụ thực hiện một phần của bản kế thiết kế kĩ
thuật đều chắc chắn hoàn thành, mà còn phải biết được việc đạt được cái
kết quả đó phải có cái giá không nhiều hơn một khoản chi phí tối đa nào
đó.

[92]

Người cổ vũ kiên trì nhất cho cách tính toán tự nhiên (in natura) như

vậy là Dr. Otto Neurath, người giữ vai trò chủ đạo của “chủ nghĩa duy vật
lí” và “chủ nghĩa khách quan” hiện đại.

[93]

Tham khảo một đoạn đặc sắc trong The Anatomy of Modern Science

của B. Bavinck, do H. s. Hattield dịch từ ấn bản tiếng Đức in lần thứ 4
(1932), tr. 564: “Khi công nghệ của chúng ta vẫn tiếp tục phải quan tâm
đến vấn đề chuyển đổi nhiệt năng thành công năng theo một cách thức sao
cho tốt hơn so với cách chúng ta có thể đạt được thông qua các động cơ hơi
nước ngày nay cũng như các động cơ dùng nhiệt khác... thì điều này không
trực tiếp là để giảm chi phí sản xuất năng lượng, mà trước tiên là bởi vì bản
thân nó là cái đích nhằm nâng hiệu quả nhiệt của động cơ dùng nhiệt lên
càng nhiều càng tốt. Nếu phạm vi vấn đề là phải chuyển đổi nhiệt năng
thành công năng, thì đòi hỏi này phải được thực hiện theo một cách thức
sao cho lượng nhiệt năng phải được chuyển đổi ở mức nhiều nhất có thể...
Vì thế, lí tưởng của nhà thiết kế những cỗ máy như vậy là sự hiệu quả của
chu kì Carnot, cái quá trình lí tưởng đem lại hiệu quả lớn nhất về lí thuyết”.

Dễ dàng nhận ra tại sao phương pháp tiếp cận này, cùng với khát khao có

được một sự tính toán tự nhiên, dẫn những người kĩ sư tới việc xây dựng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.