A. N. Whitehead, An Introduction to Mathematics, Home University
Library (1911), p. 61.
Không thể phản đối luận điểm này bằng cách cho rằng kiểm soát có ý
thức cần được hiểu như là loại kiểm soát không được điều khiển bằng một
bộ óc đơn lẻ mà bằng một sự kết hợp hay “phối hợp” các nỗ lực của tất cả
mọi người, hay của tất cả những bộ óc giỏi nhất, thay vì bằng sự tương tác
ngẫu nhiên giữa họ. Cụm từ sự phối hợp có chủ ý đơn thuần chuyển nhiệm
vụ của tâm trí cá nhân sang một giai đoạn khác, nhưng vẫn đẩy trách nhiệm
cuối cùng lại cho cái tâm trí làm nhiệm vụ phối hợp. Các uỷ ban và những
phương tiện hỗ trợ trao đổi thông tin là những phương tiện tuyệt vời hỗ trợ
cá nhân lĩnh hội tri thức ở mức nhiều nhất có thể; nhưng chúng lại không
mở rộng được khả năng tiếp thu của tâm trí cá nhân. Phần tri thức được
phối hợp một cách có chủ ý theo cách này vẫn bị giới hạn ở nơi mà tâm trí
cá nhân có thể tiếp thu và lĩnh hội một cách hiệu quả. Mọi người có kinh
nghiệm trong công việc nhóm đều biết là ranh giới mà hỗ trợ của nhóm đạt
tới là nơi mà bộ óc tốt nhất trong nhóm đó có thể lĩnh hội; nếu những kết
quả của cuộc thảo luận rốt cuộc không biến thành một tổng thể cố kết được
một tâm trí cá nhân lĩnh hội, thì chúng sẽ còn khiếm khuyết hơn cả những
gì một tâm trí đơn lẻ có thể sản sinh ra mà không cần sự trợ giúp nào cả.
L. T. Hobbhouse, Democracyand Reaction (1904), p. 108.
Joseph Needham, Integrative Levels: A Revaluation of the Idea of
Progress, Herbert Spencer Lecture (Oxtord, 1937), p. 47.
Karl Mannheim, Man and Society in an Age of Reconstruction
(1940), p. 213.
Những ví dụ minh họa thú vị cho sự kéo dài của những lí luận vô bể
này có thể tìm thấy trong E. Gruenwald, Das Problem der Soziologie des
Wissens (Vienna, 1934), một bản phác thảo của một học giả rất trẻ được
xuất bản sau khi tác giả qua đời và vẫn là một khảo cứu toàn diện nhất các
tài liệu về đề tài này.