CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 322

Những lỗi lầm như thế chỉ có thể dẫn đến một chế độ của những kẻ khát
máu và sự thực đã là như vậy. Kẻ nào đã xúi giục cộng đồng bằng cách đẩy
vào tay họ cái chủ quyền mà họ không thể thực thi? Kẻ nào đã phá hủy tính
linh thiêng của pháp luật và lòng thành kính với pháp luật bằng cách, thay
vì phải dựa trên các nguyên lí linh thiêng của công lí, trền bản chất của sự
vật, và bản chất của công lí dân sự, lại đơn giản dựa trên ý nguyện của một
hội đồng được hình thành bởi những cá nhân hoàn toàn xa lạ với bất kì hiểu
biết nào về pháp luật, bất kể đó là về dân sự, hành chính, chính trị, hay
quân đội? Khi một người được kêu gọi tổ chức lại một nhà nước, anh ta
phải tuân thủ các nguyên lí mà không bao giờ mâu thuẫn nhau. Các ưu và
khuyết điểm của những hệ thống lập pháp khác nhau cần phải rút ra từ lịch
sử”. Đây là trích đoạn được Pareto (Mind and Society, vol. 3, p. 1244) lấy
ra từ Moniteur universel (Paris), ngày 21 tháng 12 năm 1812. Cũng xem H.
Taine, Les origines de la France contemporaine (1876), vol. 2, pp. 214-33.
Trích đoạn đặc sắc sau của một lãnh tụ học phái Saint-Simon được đưa ra
không phải bởi vì tính đúng đắn của lịch sử, điều mà có lẽ chúng ta phải đặt
câu hỏi, mà là nhằm chỉ ra vì sao tất cả điều này lại xuất hiện trong thế hệ
tiếp sau: “Sau năm 1773, Viện Hàn lâm khoa học nắm vương trượng quyền
uy; các nhà toán học và vật lí học như Monge, Fourcroy, Laplace... thay
chỗ cho những khách văn chương để ngự trị vương quốc của trí tuệ. Đồng
thời, Napoléon, bản thân là thành viên của Viện Hàn lâm, đặt môn cơ học
vào chiếc nôi của những đứa con hợp pháp của triết học thế kỉ XVIII” (P.
Enfantin, Colonisation de l’Algérie [1843], pp. 521-22).

[126]

Xem H. Gouhier, La jeunesse d'Auguste Comte et la formation du

positivisme, vol. 2, Saint-Simon jusqu’a la restauration (Paris, 1936), cuốn
sách trình bày về 45 năm đầu tiên của cuộc đời Saint-Simon và có khả năng
thay thế cho mọi cuốn tiểu sử trước đó, bao gồm những cuốn đáng kể như:
G. Weill, Un précurseur du socialisme, Salnt-Simon et son oeuvre (Paris,
1894); M. Leroy, Lavie véritable du comte de Saint-Simon, 1760-1825
(Paris, 1925); và G. Dumas, Psychologie de deux messies positivistes,
Saint-Simon et Auguste Comte
(Paris, 1905).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.