in England (London, 1931). Về ảnh hưởng của Comte ở Mĩ, xem hai
nghiên cứu của R. L. Hawkins, Auguste Comte and the United States
(1816-1853) (1936), và Positivism in the United States (1853-1861) (1938)
(cả hai đều được xuất bản bởi Harvard University Press).
Sự thâm nhập của chủ nghĩa thực chứng kiểu Comte vào Đức qua
kênh các tác gia người Anh là một quá trình đảo chiều so với khi tư tưởng
Anh thế kỉ XVII và XVIII thâm nhập vào Đức chủ yếu qua các tác gia
người Pháp, từ Montesquieu và Rousseau tới J. B. Say. Thực tế này giải
thích khá tốt cái niềm tin phổ biến ở Đức là có sự tồn tại một sự đối nghịch
cơ bản giữa các nhà tự nhiên “phương Tây” và tư tưởng duy tâm Đức.
Thực ra, nếu như có thể vạch ra được một đường ranh giới nào đó cho một
sự đối nghịch như thế, thì đó sẽ là sự khác biệt giữa một bên là tư tưởng
Anh, đại diện bởi, chẳng hạn, Locke, Mandeville, Hume, Smith, Burke,
Bentham, và các nhà kinh tế học cổ điển, và bên kia là tư tưởng châu Âu
lục địa, đại diện bởi hai nhánh phát triển song song và tương tự nhau, một
từ Montesquieu qua Turgot và Condorcet tới Saint-Simon và Comte, và cái
khác từ Herder qua Kant, Fichte, Schelling, và Hegel, cho tới các nhà
Hegel chủ nghĩa sau này. Trường phái tư tưởng Pháp, mà thực ra rất gần
với tư tưởng Anh, là của Condillac và nhóm “tư tưởng học”. Đây là trường
phái đã bị biến mất vào thời điểm mà chúng ta đang nhắc đến ở đây.
Sự thâm nhập của tư tưởng thực chứng vào nhóm các ngành khoa
học xã hội ở Đức là một câu chuyện mà chúng ta không thể trình bày được
ở đây. Trong số các đại diện có ảnh hưởng của nó có hai nhà sáng lập ra bộ
môn Volkerpsychologie, M. Lazarus và H. Steinthal (người đầu có vị trí
quan trọng hơn vì ông ta ảnh hưởng tới W. Dilthey), E. du Bois-Reymond
(đặc biệt xem bài giảng của ông “Kulturgeschichte und Naturwissenschaft”,
1877),và Nhóm thành Vienna của T. Gomperz và W. Scherer, W. Wundt
(khi già), H. Vaihinger, W.Ostwald, và K. Lamprecht. Về khía cạnh này,
xem E. Rothacker, Einleitungin die Geisteswissenschafien (Tubingen,
1920), pp. 200-206), 253, et seq.; C. Misch, Derịunge Dilthey (Leipzig,
1933);
E,
Bernheim,
Geschichtsformschung
und