Có một chỉ dẫn mơ hồ liên quan đến điểm này trong Cours, vol. 4,
pp. 270-71.
Sociologie được đưa vào trong Cours, vol. 4, p. 185; Iois
sociologiques xuất hiện lần đầu tiên trong một vài trang trước đó, Ibid., p.
180.
Cours được tác giả đề tặng cho Fourier và De Blainville, hai trong
số bốn người này vẫn song cho tới thời điểm bộ sách được công bố.
Tuy nhiên, có lẽ phải nói thêm là, do dường như là không được
thông báo trước đó, sự phân biệt giữa Gemeinschaft/Cộng đồng và
Gesellschaft/Xã hội, vốn được phổ biến bởi nhà xã hội học người ĐỨC F.
Toennies, đã xuất hiện trong tác phẩm của Comte, người nhấn mạnh rằng
các mối quan hệ “nội địa” không tạo thành một liên hiệp (association) mà
chỉ là một hiệp hội (Union)” (Cours, vol. 4, p. 419; pp, vol. 2, p. 116).
Ảnh hưởng của Smith xuất hiện dưới một hình thức rõ ràng và đáng
ngạc nhiên khi Comte đặt câu hỏi: “Trong toàn bộ những hiện tượng tự
nhiên, thử hỏi ta có thể thực sự hình dung được một cảnh tượng nào kì diệu
hơn là sự hội tụ đều đặn và liên tục của vô vàn cá nhân con người - mỗi
người có một sự hiện hữu hoàn toàn khác nhau, và ở mức độ nào đó, là độc
lập, và, bất chấp những sự dị biệt ít hay nhiều không hòa hợp về tài năng và
nhất là về tính cách của họ - đều đồng quy một cách tự phát, bằng vô số
những phương diện khác nhau, về cùng một sự phát triển chung, mặc dù số
đông trong họ không hề hay biết và cứ tưởng rằng mình chỉ tuân theo
những động lực cá nhân của mình mà thôi?” (Cours, vol. 4, pp. 417-18).
Lettres d'Auguste Comte à M. Valat, 1815-1844 (Paris, 1870), pp.
138-39 (bức thư đề ngày 8 tháng 9 năm 1824).
Cours, vol. 5, p. 14; cũng xem p. 188, ở đây điều này được giải thích
là: “ở đây, những cách đặt tên bằng tiếng Hi Lạp và Latin tuyệt nhiên
không cốt yếu biểu thị những xã hội ngẫu nhiên và đặc thù; chúng trước hết
liên quan đến những tình huống tất yếu và tổng quát mà người ta chỉ có thể
định danh một cách trừu tượng bằng những cách nói quá phức tạp”.