nên hệ thống thần học. Ngược lại, việc nghiên cứu trực tiếp về thế giới bên
ngoài là công cuộc duy nhất có khả năng tạo ra và phát triển quan niệm lớn
lao về những định luật của giới tự nhiên, nền tảng không thể thiếu được của
mọi nền triết học thực chứng. Rồi nền triết học này, khi tiếp tục mở rộng về
mức độ và tiếp tục nghiên cứu những hiện tượng ngày càng ít mang tính
hợp quy tắc, rốt cuộc cũng phải được áp dụng vào bản thân việc nghiên cứu
về con người và xã hội, tức nghiên cứu cái hạn từ sau cùng của công cuộc
khái quát hóa hoàn toàn của nó... Việc nghiên cứu thực chứng không có đặc
điểm nào nổi bật hơn là xu hướng tự phát và bất biến sau đây: chuyên đặt
việc nghiên cứu hiện thực về con người trên nền tảng của nhận thức tiên
quyết về thế giới bên ngoài”. Cũng xem vol. 4, pp. 468-69.
Ibid., vol. 6, p. 600. Cf. Auguste Comte, Early Essays on Social
Philosophy, trans. H. D. Hutton, New Universal Library (London, 1911), p.
223. Do gần như toàn bộ các ý tưởng cơ bản của Comte đã được trình bày
rõ ràng trong Early Essays, nên bên cạnh bộ Cours,chúng tôi đôi lúc cũng
sẽ sử dụng cuốn này để trích dẫn.
Xem L. Grunicke, Der Begriffder Tatsache in der positivistischen
Philosophie des 19. Jahrhunderts (Halle, 1930).
Cours, vol. 6, pp. 402-3; cũng xem vol. 1, pp. 30-32: Trong trường
hợp này, nếu cơ quan được quan sát và cơ quan quan sát là đồng nhất thì
làm sao có thể có sự quan sát?”, và vol. 3, pp. 538-41. pp, vol. 2, p. 385, và
vol. 1, pp. 9-10,381-82.
Cours, vol. 3, pp. 336-37; cũng xem pp. 216-17 và Early Essays, p.
219. Một điểm thú vị cần lưu ý là trong khi trong tác phẩm đầu đoạn văn
chỉ đơn giản là: “Hành động cá nhân của con người đối với những thực thể
khác là hành động duy nhất mà con người hiểu được phương thức, nhờ vào
tình cảm mà con người có trong đó” (A. Comte, Opuscules de la
philosophie sociale, 1819-1829 [Paris, 1883], p. 182), thì nó lại được viết
trong bộ Cours(vol. 4, p. 468) như sau: “Những hành vi của chính mình,
những hành vi duy nhất mà con người đã luôn tin rằng có thể hiểu được
phương thức cốt yếu của việc tạo ra chúng” (chữ nghiêng được thêm vào).