Sự thống nhất trong tư tưởng của Comte, điều mà luôn được nhiều
người bảo vệ, đã được chấp nhận trên thực tiễn bởi tất cả các học giả Pháp
quan tâm đến những vấn đề này kể từ sau các nghiên cứu của G. Dumas,
Psychologie de deux messies positivistes [Paris, 1905]. Xem nhận xét về
nghiên cứu này trong H. Gouhier, La jeunesse d’Auguste Comte,vol. 1
(Paris, 1933), pp. 18-29, và hai tác phẩm của P. Ducassé, Méthodeet
intuition chez Auguste Comte và Essai sur l’origine intuitive du positivisme
(cả hai đều xuất bản ở Paris năm 1939).
Tham khảo nhận xét thú vị của H. G. Wells trong tác phẩm của ông
Experiment in Autobiographỵ (London, 1934), p. 658: “Có lẽ tôi có thái độ
không phải với Comte và miễn cưỡng phải xác nhận việc ông đạt được một
đẳng cấp nào đó trong việc vạch ra thế giới quan hiện đại. Nhưng về ông,
cũng như Marx, tôi thực sự không ưu thích”.
Xem Cours, vol. 1, p. 9: “Giai đoạn siêu hình, về căn bản, chỉ là một
sự biến cải khái quát và đơn giản của trạng thái đầu tiên”. Cũng xem vol. 4,
p. 213.
Ibid., vol. 3, pp. 188-89: “Tinh thần đích thực nói chung của mọi
nền triết học thần học hay siêu hình học là ở chỗ: trong việc giải thích
những hiện tượng của thế giới tôn giáo, luôn lấy tình cảm trực tiếp của
những hiện tượng nhân sinh làm nguyên tắc, trong khi đó, ngược lại, triết
học thực chứng luôn có đặc điểm - không kém sâu sắc - đó là buộc quan
niệm về con người phải phục tùng quan niệm về thế giới một cách cần thiết
và hợp lí tính. Cho dù nói chung, tính không thể tương thích giữa hai nền
triết học đã được bộc lộ rõ một cách cơ bản, thì, xét tổng thể sự phát triển
nối tiếp nhau của chúng, trong thực tế, cũng không có một nguồn gốc cốt
yếu nào khác, và cũng không có quan niệm nào ngoài hai quan niệm đều
thiết yếu như nhau ấy cả. Thoạt đầu, một cách sơ khai, do sự bức bách của
tinh thần con người, người đã tất yếu đặt việc xem xét con người lên trên sự
xem xét về thế giới, và điều này không tránh khỏi dẫn đến chỗ người ta gán
cho tất cả những hiện tượng những ý chí tương ứng, trước tiên là những ý
chí tự nhiên, rồi tiếp theo là những ý chí bên ngoài-tự nhiên; đó là điều tạo