CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 38

xét có thể hiểu được là bởi vì đối tượng nghiên cứu của chúng ta mang một
tâm trí có cấu trúc tương tự với cấu trúc tâm trí của chúng ta. Đấy là một sự
thật có ý nghĩa thực nghiệm chẳng thua kém gì việc chúng ta có thể hiểu
biết về thế giới bên ngoài. Nó được minh chứng không chỉ đơn thuần bởi
khả năng giao tiếp giữa người với nhau - chúng ta vận dụng loại tri thức
này bất kể khi nào chúng ta nói hoặc viết; nó còn được xác nhận bởi những
kết quả mĩ mãn có được từ những nghiên cứu của chúng ta về thế giới bên
ngoài. Cho tới chừng nào vẫn còn kiểu giả thiết ngây thơ rằng tất cả các
chất liệu cảm giác (hay các mối quan hệ giữa chúng) mà những con người
khác nhau có nói chung đều là các thuộc tính của thế giới bên ngoài, thì vẫn
còn thứ lí lẽ cho rằng hiểu biết của chúng ta về các tâm trí [cá nhân] khác
không có gì khác hơn hiểu biết chung của chúng ta về thế giới bến ngoài.
Nhưng một khi chúng ta đã ý thức được là các giác quan của chúng ta tạo
cho chúng ta cảm giác những sự vật xuất hiện trước chúng ta giống nhau
hay khác nhau chỉ chứng tỏ một điều là chúng giống nhau hay khác nhau
chẳng phải là từ các mối quan hệ từ bản thân chúng, mà là từ cách thức mà
chúng tác động đến các giác quan của chúng ta, thì đây là một sự thực quan
trọng có được từ kinh nghiệm về việc con người phân loại các kích thích
bên ngoài theo một cách thức nhất định như thế nào. Trong khi các chất
liệu cảm giác biến mất khỏi bức tranh khoa học về thế giới bên ngoài,
chúng bắt buộc phải có một chỗ trong bức tranh khoa học của chúng ta về
tâm trí người. Trên thực tế, việc loại bỏ các chất liệu cảm giác khỏi bức
tranh của chúng ta về thế giới bên ngoài không có nghĩa là những chất liệu
cảm giác đó thôi không còn “tồn tại”, mà là khi chúng ta nghiên cứu các
chất liệu [cảm giác] thay vì nghiên cứu thế giới vật chất, chúng ta nghiến
cứu tấm trí con người.

Trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn khi chúng ta phân biệt

giữa các thuộc tính “khách quan” của các sự vật, những thuộc tính tự minh
định trong các mối quan hệ lẫn nhau giữa các sự vật, và các thuộc tính đơn
thuần được con người gán cho chúng, thì có lẽ là thích hợp hơn nếu chúng
ta tạo cặp tương phản giữa “khách quan” (objective) với “được gán”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.