(attributed), thay vì sử dụng thuật ngữ mơ hồ “chủ quan”. Tuy nhiên, từ
được gán có mức độ sử dụng bị hạn chế. Có một số lí do giải thích cho tính
tiện lợi của việc tại sao vẫn duy trì cặp thuật ngữ chủ quan và khách quan
để thể hiện sự tương phản như chúng ta đã trình bày ở trên, dù là xét đến
cùng thì chúng vẫn mang trong mình mầm mống dẫn đến sự hiểu nhầm.
Thứ nhất, hầu hết các thuật ngữ khác, như thuộc tâm trí (mental) và thuộc
vật chất (material), đều mang trong mình một gánh nặng, thậm chí còn tồi
dở hơn, của những thứ dính líu đến siêu hình. Thứ nữa, ít nhất trong kinh tế
học
thuật ngữ chủ quan đã được sử dụng từ lâu một cách chính xác theo
nghĩa mà chúng ta sử dụng ở đấy. Và, điều quan trọng hơn cả là thuật ngữ
tính chủ quan nhấn mạnh tới một khía cạnh quan trọng khác mà chúng ta sẽ
vẫn phải đề cập tới: đó là tri thức và niềm tin của những người khác nhau,
trong khi chứa đựng cấu trúc tâm trí chung giúp cho con người có khả năng
giao tiếp được với nhau, vẫn khác nhau và thường đối nghịch nhau trên
nhiều khía cạnh. Giá như chúng ta có thể giả thiết được là tri thức và niềm
tin của những con người khác nhau là đồng nhất, hoặc giá như chúng ta chỉ
đề cập tới một tâm trí đơn lẻ, thì chẳng thành vấn đề khi chúng ta mô tả
một cái gì đó như là một sự thật “khách quan” hay như một hiện tượng chủ
quan. Nhưng tri thức cụ thể chi phối hành động của một nhóm người nào
đó không bao giờ tồn tại ở dạng một thể nhất quán và cố kết. Nó chỉ tồn tại
dưới hình thức phân tán, không hoàn chỉnh và phi nhất quán, hiện diện
trong tâm trí của các cá nhân. Tính phân tán và tính không hoàn thiện của
mọi tri thức là hai thực tế cơ bản, làm điểm khởi đầu cho nhóm các ngành
khoa học xã hội. Điều mà các triết gia và nhà logic học coi là một khiếm
khuyết “bẩm sinh” (“mere” imperfection) của tâm trí con người và thường
tìm cách loại bỏ lại trở thành một sự thật cơ bản, đóng vai trò hết sức quan
trọng trong nhóm các ngành khoa học xã hội. Rồi chúng ta sẽ thấy, quan
điểm của những người theo “tuyệt đối luận” (absolutlist) đối nghịch là
nguồn gốc tạo ra các lỗi lầm dai dẳng trong nhóm các ngành xã hội học như
thế nào khi họ xem tri thức, đặc biệt là tri thức cụ thể về các hoàn cảnh, cứ