như là được cho sẵn một cách “khách quan”, nghĩa là cứ như thể tri thức là
giống nhau với hết thảy mọi người.
Các khái niệm “dụng cụ” hay “công cụ” mà chúng ta sử dụng trước đây
để minh họa các đối tượng của hành động con người có thể cũng tương
xứng với các ví dụ tương tự trong các nhánh nghiên cứu khoa học xã hội
khác. Một “từ” hay một “câu”, một “tội ác” hay một “hình phạt”
dĩ
nhiên không phải là những sự thật khách quan theo nghĩa chúng ta không
thể định nghĩa chúng nếu như không dựa trên hiểu biết của chúng ta về các
ý định của con người về chúng. Và luận điểm này nói chung hoàn toàn
đúng bất cứ khi nào chúng ta phải giải thích hành vi của con người hưởng
tới những sự vật; những sự vật này bắt buộc phải được định nghĩa dưới góc
độ mô tả người đang hành động suy nghĩ về chúng thay vì dưới góc độ
thuần túy xuất phát từ các phương pháp khách quan của Khoa-Học. Ví dụ,
một vị thuốc hay một loại mĩ phẩm dưới góc độ nghiên cứu xã hội không
phải là thứ chữa trị bệnh tật hay làm tôn vẻ đẹp mà là cái thiên hạ nghĩ sẽ
gây ra hiệu ứng đó. Bất kì tri thức nào chúng ta chẳng may có được về bản
chất thật sự của sự vật, nhưng lại không được sở hữu bởi những con người
có loại hành động [liên quan đến những sự vật đó mà chúng ta muốn giải
thích, sẽ chẳng mấy hữu ích cho việc giải thích các hành động của họ. Điều
này cũng tương tự sự hoài nghi cá nhân của chúng ta về tính hiệu quả của
một phép yêu thuật khi chúng ta muốn tìm hiểu hành vi của bộ tộc hoang
dã vẫn còn tin vào điều đó. Trong quá trình nghiên cứu xã hội đương đại,
nếu “các quy luật tự nhiên” mà chúng ta phải sử dụng như là mốc căn cứ
(datum) do chúng tác động tới các hành động của con người gần giống với
những quy luật được phát hiện trong các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học tự nhiên, thì, với chúng ta, đây chỉ là một điều tình cờ và chúng ta
không được phép để sự tình cờ này che mắt khiến cho không nhận thấy cái
đặc điểm khác biệt giữa các quy luật này trong hai lĩnh vực. Điều cần quan
tâm trong nghiên cứu xã hội không phải là liệu những quy luật tự nhiên này
đúng theo một nghĩa khách quan nào đó, mà chỉ là liệu những người hành
động có tin vào chúng hay không. Nếu tri thức “khoa học” hiện hành của