hay dầu hỏa, hoặc lúa mạch hay những quả trứng hoặc những thứ tương tự.
Thực ra khi xem xét lịch sử của bất kì một loại hàng hóa cụ thể nào chúng
ta đều thấy là khi tri thức con người thay đổi thì cùng một vật liệu có thể
thuộc về những nhóm hàng hóa khác hẳn nhau. Chúng ta cũng không thể
phân biệt được, dưói góc độ vật lí, phải chăng hai người đang tiến hành trao
đổi hàng hóa hay đang chơi một trò chơi hay thực hiện một nghi lễ tôn giáo
nào đó. Trừ phi chúng ta có thể hiểu được điều mà những người đang hành
động muốn thể hiện qua các hành động của họ, bất kì nỗ lực nào để giải
thích các hành động đó, nghĩa là sắp xếp chúng theo các quy tắc mà theo đó
các tình huống tương tự được gắn với các hành vi tương tự, sẽ thất bại
.
Đặc tính chủ quan có tính bản thể của toàn bộ lí thuyết kinh tế - chuyên
ngành rõ ràng là đã phát triển hơn rất nhiều so với các chuyên ngành khoa
học xã hội khác
, nhưng tôi vẫn tin rằng đây là đặc điểm chung của tất cả
các nhóm ngành khoa học xã hội theo nghĩa hẹp - sẽ trở nên rõ nét qua một
minh họa tường tận về một trong những định lí đơn giản nhất, chẳng hạn,
“quy luật về tiền thuê” (“the law of rent”). Khởi thủy, đây là một định đề về
những thay đổi giá trị của một sự vật được định nghĩa dưới góc độ vật lí,
với cái tên đất đai. Theo định đề này
, những thay đổi về giá trị của các
hàng hóa trong quá trình sản xuất cần sử dụng đất đai sẽ dẫn đến những
thay đổi về giá trị của đất đai lớn hơn nhiều so với giá trị của các yếu tố sản
xuất cần thiết khác. Dưới hình thức này, nó là một định đề thực nghiệm
được tổng quát hóa nhưng không cho chúng ta biết tại sao cũng như dưới
các điều kiện nào thì nó sẽ đúng. Trong kinh tế học hiện đại, định đề này
được thay thế bằng hai định đề riêng rẽ liên quan đến các khía cạnh khác
nhau nhưng khi kết hợp lại thì cùng dẫn đến một kết luận. Một định đề
thuộc về lí thuyết kinh tế thuần túy cho rằng: trong bất cứ quá trình sản
xuất một loại hàng hóa nào mà đòi hỏi các yếu tố sản xuất (khan hiếm)
khác nhau theo các tỉ lệ có thể biến đổi được nhưng có một yếu tố chỉ có
thể sử dụng cho mục đích sản xuất hàng hóa đó (hoặc chỉ cho một vài mục
đích khác trên cơ sở so sánh tương đối) trong khi các yếu tố khác có phạm
vi sử dụng rộng rãi hơn, thì một sự thay đổi về giá trị của hàng hóa đó sẽ