động của chính tâm trí của chúng ta, thì điều này không có nghĩa là chúng
ta có thể nhận ra ngay tức thì ý nghĩa của một tổ hợp các phần tử chứa
đựng những mối quan hệ liên quan đến những cá nhân khác nhau theo một
mô thức (pattern) cụ thể nào đó. Chỉ bằng cách theo đuổi một cách có hệ
thống các tâm tư (implications) của rất nhiều người với những quan điểm
nhất định, chúng ta mới có thể hiểu được, thậm chí chỉ là học được cách
nhìn nhận, các kết quả không được định trước và thường là không được
biết đến trước đó từ các hành động, dẫu có liên hệ qua lại với nhau nhưng
vẫn riêng rẽ, của những con người trong xã hội. Từ thực tế là chỉ những cái
mà thiên hạ biết hay tin tưởng mới có thể được cân nhắc trong hành động
có ý thức của họ, chúng ta đi đến kết luận là: để tái dựng các mô thức các
mối quan hệ xã hội khác nhau, chúng ta nhất thiết phải sử dụng các dữ liệu
là các nhìn nhận về người khác và về thế giới vật chất xung quanh của
những con người có các hành động mà chúng ta muốn giải thích, chứ
không phải là xem xét một hành động cụ thể của một cá nhân cụ thể dựa
trên các thuộc tính khách quan của những con người hay của sự vật cụ thể
mà hành động của cá nhân này hướng tới.