CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 47

4

PHƯƠNG PHÁP THEO CÁ THỂ LUẬN VÀ

“COMPOZIT”

TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

Tới đây, để tránh những nhầm lẫn có thể phát sinh từ nội dung trình bày

ở trên, có lẽ chúng ta nên tạm rời luận điểm chính một chút. Việc chúng ta
nhấn mạnh rằng bản thân các dữ liệu hay “sự thật” (facts) trong nhóm các
ngành khoa học xã hội cũng là các ý tưởng hoặc các khái niệm dĩ nhiên
không nên bị hiểu thành toàn bộ các khái niệm chúng ta phải xử lí trong
nhóm các ngành khoa học xã hội đều mang đặc tính này. Nếu mà sự thể
diễn ra như thế thì chẳng còn có chỗ cho bất kì một công trình khoa học
nào; và nhóm các ngành khoa học xã hội, cũng giống như nhóm các ngành
khoa học tự nhiên, có mục đích là chỉnh lí lại các khái niệm đơn giản do
con người tạo thành liên quan đến các đối tượng nghiên cứu của các ngành
đó và thay thế các khái niệm đơn giản này bằng những khái niệm chính xác
hơn. Những khó khăn đáng kể của nhóm các ngành khoa học xã hội, và rất
hay có sự nhầm lẫn về đặc điểm của chúng, xuất phát chính xác từ thực tế
là trong các ngành khoa học xã hội, các ý tưởng xuất hiện dưới hai hình
thức, như là một bộ phận của đối tượng nghiên cứu và như là các ý tưởng
về đối tượng nghiên cứu đó, nếu có thể nói như vậy. Trong khi, trong nhóm
các ngành khoa học tự nhiên, sự tương phản giữa đối tượng nghiên cứu và
cách lý giải đối tượng được quy về sự phân biệt giữa các sự thật khách
quan và các ý tưởng, thì với nhóm các ngành khoa học xã hội, chúng ta
nhất thiết phải phân biệt giữa những loại ý tưởng cấu thành các hiện tượng
mà chúng ta muốn lí giải và các ý tưởng [hay nhận định] mà hoặc bản thân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.