thường xuyên lặp lại những hành động nhất định, ví dụ để sản xuất, bán
hay mua những lượng nhất định các mặt hàng hoàn toàn khác so với các ý
tưởng mà họ nhận định về tổng thể “xã hội” hay “hệ thống kinh tế”, vốn là
cái mà họ góp mặt như là thành viên và là cái được cấu thành từ sự phối
hợp của toàn bộ các hành động của họ. Loại ý kiến và niềm tin thứ nhất là
một điều kiện về sự tồn tại của các “tổng thể”, những cái sẽ không thể tồn
tại nếu không có chúng; như chúng ta đã nói, chúng “cấu thành” và không
thể thiếu đối với sự tồn tại của cái hiện tượng mà những người trong cuộc
xem là “xã hội” hay “hệ thống kinh tế”, nhưng cái hiện tượng đó sẽ tồn tại
bất kể những người trong cuộc có ý tưởng hay khái niệm gì về những tổng
thể đó.
Điều tối quan trọng là chúng ta phải phân biệt cẩn thận giữa một bên là
những ý kiến thúc đẩy hay cấu thành (motivating or constitutive opinions)
[lên các tổng thể] và bên kia là những quan điểm tư biện hay lí giải
(speculative or explanatory views) mà thiên hạ đưa ra về các tổng thể; sự
nhầm lẫn giữa hai loại này là một trong những ngọn nguồn gây ra những tai
họa dai dẳng. Phải chăng đó là thủ phạm hình thành các khái niệm có tính
đại chúng về những hiện tượng tập thể như xã hội hay hệ thống kinh tế, chủ
nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc, và các thực thể tập thể tương tự -
những khái niệm mà nhà khoa học xã hội cần phải nhìn nhận chỉ như là các
lí thuyết nhất thời, những sự trừu tượng hóa có tính đại chúng, và là những
cái mà nhà nghiên cứu không được phép nhầm lẫn thành các sự thật? Nếu
khoa học xã hội nhất quán từ bỏ việc coi những giả thể đó (pseudo-entities)
là các sự thật, và nếu anh ta khởi đầu công việc nghiên cứu của mình một
cách có hệ thống từ các quan niệm chi phối hành vi của các cá nhân chứ
không phải từ các kết quả do các cá nhân đó nhìn nhận về hành động của
họ thì nhà khoa học đó đang tuân theo đặc điểm tiêu biểu của cá thể luận về
phương pháp nghiên cứu (methodological individualism), vốn có quan hệ
mật thiết với chủ quan luận của nhóm các ngành khoa học xã hội. Ngược
lại, rồi chúng ta sẽ dần thấy, cách tiếp cận duy khoa học, do nó sợ hãi khỏi
đầu bằng [thực tế rằng] các khái niệm chủ quan quyết định hành động của