CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 6

Tuy việc lí giải hành động có ý thức không phải là đối tượng nghiên cứu

của lĩnh vực khoa học xã hội, nhưng những luận đề trong lĩnh vực tâm lí
học thường lại trở thành các tiền giả định ban đầu để nghiên cứu các hiện
tượng xã hội. Hayek xác lập hai tiền giả định quan trọng về nhận thức luận
trong nghiên cứu về tâm lí học lí thuyết của mình: tiền giả định về việc con
người có một cấu trúc tâm trí chung và tiền giả định về việc con người
phân loại các hiện tượng bên ngoài theo cách riêng của mình. Đây là hai
tiền giả định được Hayek nhắc đến trong cuốn Cuộc cách mạng ngược
trong khoa học
(tr. 41, chú thích 1; tr. 41, chú thích 2) và được triển khai
chi tiết trong cuốn Sensory Order [Trật tự cảm giác] (1952). Tiền giả định
đầu lí giải tại sao chúng ta lại có thể giao tiếp được với nhau, có thể hiểu
nhau được và có thể hình thành được những quy tắc hành xử chung, trong
khi tiền giả định sau lí giải tại sao mỗi chúng ta lại có những hiểu biết khác
nhau về thế giới bên ngoài, thậm chí về cùng một khách thể. Chúng là hai
vế của luận đề nổi tiếng của Hayek về sự phân hữu tri thức (division of
knowledge) trong xã hội, rằng các cá nhân sở hữu những phần tri thức riêng
khác nhau và sự tương tác tự nguyện của các cá nhân trong xã hội sẽ mang
lại lượng tri thức tổng thể lớn hơn lượng tri thức mà bất cứ một cá nhân
siêu việt nào có thể sở hữu.

Với việc xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu và việc xác lập hai tiền

giả định nền tảng về tâm lí, Hayek đã rút ra ba điểm đặc trưng của phương
pháp nghiên cứu “đúng đắn” (đối lập với những nét đặc trưng tương ứng
của chủ nghĩa duy khoa học) về các hiện tượng xã hội trong cuốn Cuộc
cách mạng ngược trong khoa học
: (i) tiếp cận đối tượng theo chủ quan luận
(đối lập với cách tiếp cận theo khách quan luận), (ii) tiếp cận đối tượng
theo cá thể luận (đối lập với cách tiếp cận tập thể luận), và (iii) tiếp cận
mang tính giả thuyết (hypothetical) đối với các đối tượng lịch sử (đối lập
với cách tiếp cận duy sử luận).

Bởi các hiện tượng xã hội là kết quả của các hành động có ý thức của

con người nên các dữ kiện mà người nghiên cứu thu thập để nắm bắt các
hiện tượng xã hội phải là các quan niệm chủ quan của người hành động về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.