CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 8

của các cá nhân tiên phong sẽ giúp cho các cá nhân đi sau có cơ hội học hỏi
kinh nghiệm hoặc dấu ấn để lại từ những người đi trước. Nhờ sự học hỏi
đó, một con đường hợp lí nhất dần dần được hình thành. Ta thấy, trong ví
dụ này, việc giải thích đi từ nhu cầu di chuyển của các cá nhân và cách thức
thực hiện để thỏa mãn nhu cầu đó. Người phân tích xâu chuỗi các kết quả
tạo ra từ các hành động cá nhân với nhau theo một trình tự nhất định để giải
thích con đường mòn được hình thành như thế nào. Tất nhiên, bất cứ ai
cũng có thể đưa ra cách lí giải này khác về sự hình thành của con đường.
Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu theo cá thể luận, và gắn với nó phương
pháp compozit, cho phép người nghiên cứu có thể đưa ra được một bức
tranh chính xác hơn về hiện tượng so với kinh nghiệm đại chúng thông
thường, một bức tranh cho ta biết về nguyên nhân phát sinh và quá trình
hình thành hiện tượng
đó thay vì chỉ mô tả trạng thái của hiện tượng đó.

Điểm đặc trưng cuối cùng mà Hayek đưa ra trong việc tiếp cận đúng đắn

các hiện tượng xã hội - nhìn nhận các thực thể lịch sử là các thực thể mang
tính lí thuyết (hypothetical characteristic) hay nhân tạo - hàm ý rằng các
thực thể lịch sử mà chúng ta thường nói tới không tồn tại dưới dạng vật thể
để quan sát một cách tổng thể như chúng ta quan sát một cái cây hay một
hòn đá. Ý niệm của chúng ta về các thực thể lịch sử phụ thuộc vào các lí
thuyết hay các mô hình mà chúng ta xây dựng về chúng, tức các cấu trúc
mối quan hệ nhân quả giữa các loại động cơ, niềm tin, hay thái độ ẩn đằng
sau các hành động cá nhân cấu thành các thực thể này. Trong xã hội hiện
đại ngày nay, các “mức giá cả”, “tiền tệ”, “chu kì kinh doanh”, “nền kinh
tế” v.v. mà chúng ta cho là đã và đang xuất hiện đều là những thực thể kinh
tế nhân tạo được các nhà khoa học tạo dựng nên một cách nhất quán từ
những loại phần tử tâm trí nhất định, gắn kết bởi những nguyên lí nhất
định, chứ không phải là những thứ có thể quan sát trực tiếp được. Hay nói
một cách khác, không tồn tại những “tổng thể xã hội” hay “tổ chức xã hội”
ngoài những mô hình hay cấu trúc lí thuyết được chúng ta tạo dựng về hệ
thống các mối quan hệ bền vững giữa những phần tử cơ bản (niềm tin, thái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.