CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 67

hướng được xem như là chuẩn mực của mọi quy trình nghiên cứu khoa học
đúng đắn. Nhưng raison d’être (lí do tồn tại) của khuynh hướng này, tức
nhu cầu thay thế việc phân loại các sự kiện mà các giác quan cũng như tâm
trí của chúng ta đưa ra bằng một cách phân loại khác phù hợp hơn, sẽ
không có chỗ đứng ở nơi chúng ta cố gắng khám phá hoạt động của con
người, và ở nơi mà sự nhận thức này có thể tiến hành nhờ một thực tế là
chúng ta cũng có một tâm trí giống như của những người khác, và từ các
phạm trù tâm trí mà chúng ta cũng có như của những người khác kia chúng
ta có thể tái dựng các hiện tượng phức của xã hội mà chúng ta quan tâm.
Nỗ lực bắt chước mù quáng phương pháp định lượng

[48]

vào một lĩnh vực,

nơi không tồn tại các điều kiện xác định vốn được xem như là những thứ
hết sức quan trọng để áp dụng nó trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, là hậu
quả của một định kiến hoàn toàn vô căn cứ. Đấy có lẽ là những lầm lạc tồi
tệ nhất mà chủ nghĩa duy khoa học gây ra cho lĩnh vực khoa học xã hội. Nó
khiến các nhà khoa học xã hội thường chỉ chọn nghiên cứu các khía cạnh
hầu như chẳng có liên quan gì đến các hiện tượng xã hội do đòi hỏi chúng
phải có thể định lượng. Hơn thế, nó còn sản sinh ra những “đại lượng”
(measurements) và những trị số hoàn toàn vô nghĩa. Điều mà một triết gia
danh tiếng phát biểu trong lĩnh vực tâm lí học cũng hoàn toàn đúng trong
toàn bộ nhóm các ngành khoa học xã hội là: không có gì vô bổ hơn việc
“tiến hành đo đạc một cái gì đó mà chẳng cần đếm xỉa gì đến cái mà chúng
ta đang đo đạc là gì, hay điều mà chúng ta đo được có ý nghĩa gì. Theo
nghĩa này, một số các đại lượng gần đây thuộc cùng nhóm logic theo kiểu
mà Plato xác định, rằng một người cầm quyền công bằng mang lại hạnh
phúc gấp 729 lần so với người thiếu công bằng”

[49]

.

Quan hệ mật thiết với khuynh hướng vốn xem xét các đối tượng của hoạt

động con người dựa trên các đặc tính “thật” của chúng thay vì các biểu hiện
mà chúng thể hiện ra đối với người đang hành động là khuynh hướng coi
người nghiên cứu xã hội là người sở hữu một loại trí tuệ siêu đẳng, được
trang bị loại tri thức tuyệt đối, khiến cho anh ta không cần thiết phải bắt đầu
nghiên cứu của mình từ những thứ mà những người trong cuộc - những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.