CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 70

6

TẬP THỂ LUẬN TRONG CHỦ NGHĨA DUY

KHOA HỌC

Gắn bó mật thiết với khách quan luận trong cách tiếp cận duy khoa học

là tập thể luận. Đây là khuynh hướng coi các tổng thể như xã hội, nền kinh
tế, chủ nghĩa tư bản (như là một “giai đoạn” lịch sử nhất định) hay một
ngành, một nhóm hay một quốc gia cụ thể như là những khách thể nhất
định, và chúng ta có thể phát hiện ra các quy luật về chúng bằng cách quan
sát hành vi của chúng như là những tổng thể. Trong khi, như chúng ta đã
thấy, hướng tiếp cận theo chủ quan luận đặc thù của lĩnh vực khoa học xã
hội xuất phát từ kiến thức của chúng ta về cái bên trong của các phức thể xã
hội này, cái kiến thức về các thái độ của cá nhân tạo thành các phần tử của
cấu trúc các phức thể đó, thì khách quan luận của lĩnh vực khoa học tự
nhiên lại cố gắng quan sát các phức thể xã hội từ bên ngoài

[51]

, tức là nó coi

các hiện tượng xã hội chẳng phải là những thứ tại đó tâm trí con người là
một cấu phần và nó cũng không tin rằng chúng ta có thể tái dựng các
nguyên lí ràng buộc cách thức tổ chức của các hiện tượng đó từ các phần tử
quen thuộc, mà là những thứ như thể chúng là các khách thể được chúng ta
nhận biết trực tiếp như là các tổng thể.

Có khá nhiều lí do giải thích tại sao khuynh hướng này lại thường xuyên

xuất hiện ở các nhà khoa học tự nhiên [nghiên cứu các hiện tượng xã hội].
Họ có thói quen, trước hết, tìm kiếm các loại thường hiện (regularities)
thực nghiệm trong các hiện tượng tương đối phức tạp vốn luôn có sẵn để
quan sát, và chỉ sau khi họ tìm thấy các thường hiện như thế họ mới cố
gắng giải thích chúng như là những sản phẩm của sự kết hợp từ những phần
tử (cấu tử) khác, thường là những thứ thuần túy giả thuyết, mà được giả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.