CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 72

Thuyết duy thực ở dạng sơ khai giả định một cách thiếu phê phán rằng ở

đâu có các khái niệm được sử dụng một cách phổ quát thì ở đó cũng phải
tồn tại những “sự vật” nhất định tương ứng với các khái niệm đó. Do thuyết
này đã ngấm quá sâu vào tư duy hiện tại về các hiện tượng xã hội nên
chúng ta cần phải chủ động nỗ lực tự giải thoát khỏi nó. Trong khi hầu hết
mọi người sẵn sàng chấp nhận rằng trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội có lẽ
tồn tại những khó khăn đặc biệt trong việc phát hiện ra những tổng thể xác
định bởi vì chúng ta không có nhiều mẫu thuộc loại này trước đây và do đó
không thể phân tách ngay được các tính chất trường tồn khỏi các tính chất
thuần túy nhất thời, thì ít người nhận ra được là còn đó một khó khăn hết
sức cơ bản: rằng những tổng thể như thế chưa bao giờ tồn tại có sẵn để
chúng ta quan sát và chúng đòi hỏi chúng ta phải xây dựng bằng trí tuệ của
mình. Chúng không phải là các “dữ kiện có sẵn”- các dữ liệu khách quan
thuộc về một thể loại quen biết, được chúng ta nhận ra hết sức tự nhiên nhờ
các tính chất vật lí quen thuộc của chúng. Chúng ta không tài nào có thể
nhận biết được chúng từ một giản đồ tâm trí (mental scheme), tức cái chỉ ra
mối quan hệ giữa một số các thực tế đơn lẻ mà chúng ta có thể quan sát
được. Trong trường hợp chúng ta phải đối mặt với các tổng thể xã hội như
thế thì chúng ta không thể nào (như chúng ta làm với lĩnh vực khoa học tự
nhiên) bắt đầu từ sự quan sát một số các trường hợp cụ thể, nhờ khả năng
nhận thức tự nhiên của chúng ta về các tính chất cảm giác phổ quát, để
nhận ra chúng là “các xã hội” hay “các nền kinh tế”, “chủ nghĩa tư bản”
hay “các quốc gia”, “ngôn ngữ” hay “các hệ thống pháp luật”, và rồi chỉ
sau khi có được tương đối đầy đủ số lượng các trường hợp quan sát thì
chúng ta mới bắt tay vào tìm kiếm các quy luật chung mà chúng phải tuân
thủ. Các tổng thể xã hội không cung cấp cho chúng ta cái mà chúng ta gọi
là “các đơn vị tự nhiên” vốn có thể nhận biết bởi các giác quan của chúng
ta tương tự việc chúng ta nhận ra các bông hoa hay những con bướm,
những khoáng chất hay các tia sáng, hoặc thậm chí các cánh rừng hay các
tổ kiến. Chúng chưa bao giờ có sẵn cho chúng ta như là những sự vật quen
thuộc ngay cả khi chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi liệu rằng cái đối với chúng
ta trông giống như thế có hành vi theo cùng một cách thức như thế hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.