Haifa, kiểu hạn chế mà các cư dân thường có thể tìm lối thoát bằng cách rải
tiền cho các viên chức địa phương. Một số thành viên của Bilu được đào tạo
ở trường nông nghiệp Mikveli của Do Thái, sau này họ nhập với Levontin ở
Rishon Le-Zion là những công nhân làm thuê. Với thời gian, các thành viên
của Bilu tìm được chốn định cư riêng.
Zeev Dubnow, một thành viên của Bilu sống ở Jerusalem, năm 1882
viết cho anh mình: "Mục đích tối hậu là thiết lập vùng đất này là của Israel
và khôi phục nền độc lập chính trị cho người Do Thái, sự độc lập đã bị tước
đoạt hai ngàn năm trước. [. . .] Người Do Thái, với vũ khí trong tay nếu cần,
sẽ hô to lên rằng họ là những chủ nhân của vùng đất xa xưa".
Những người Ả Rập được thuê để cất những căn nhà đầu tiên của
Rishon Le-Zion, và những người Do Thái mới tới giật mình khi thấy láng
giềng Ả Rập dùng lạc đà kéo xe để chuyển nước từ làng Beit Dajan. Họ tìm
cách thử kết thân với người Ả Rập và dùng họ để đương đầu với "những kẻ
xâm phạm", nhờ thế không còn xảy ra những sự cố đáng tiếc, và người Do
Thái được sống yên ổn và hữu nghị với các láng giềng A Rập. Tuy thế,
Haim Hisin nhớ lại: "chuyện đó cũng chỉ được vài tháng rồi chúng tôi cũng
phải dùng đến nắm tay thay bút nghiên".
Trong vòng năm năm tạo lập Rishon Le-Zion, chín khu kiều dân đã
được thành lập, mặc cho chuyện người Ả Rập phát sinh khắp nơi. Các cư
dân Do Thái để lại biết bao câu chuyện về những hy vọng và gian khổ của
họ. Nhưng rồi họ cũng vượt qua và tạo được ảnh hưởng, tranh đua với sự
xuất hiện của ý thức dân tộc, ít nhất trong số những trí thức Ả Rập.
Dù năm 1882 người Ả Rập ở Palestine chưa phát triển cảm nhận về
chủ nghĩa dân tộc theo nghĩa hiện đại của từ này, họ cũng đã ý thức về đặc
tính của vùng Đất Thánh. Chủ nghĩa yêu nước cục bộ đang nảy sinh. Những
quyển kinh, được gọi là Fada'il al-Quds (Những phẩm chất của Jerusalem),
tán tụng các ưu điểm của Thành Thánh và những tỉnh lân cận. Sự trục xuất