được hàng trăm triệu người không phải Do Thái tôn kính. Sự chống đối của
họ là không thể tránh được. Người Do Thái dựa vào quyền gì đòi hỏi nó
cho họ?" Ông ta bảo của cải không thể mua được Palestine, "Điều duy nhất
có thể là dùng lực của đại bác và tàu chiến" và tiên đoán một phong trào
quần chúng chống lại Do Thái mà chính quyền Ottoman sẽ không thể đàn
áp được. Ông ta kết luận: "Nhân danh Chúa, hãy lặng lẽ rời Palestine".
Herzl đã viết lại, quả quyết là người Do Thái không muốn đuổi người
Ả Rập. Trái lại, việc người Do Thái tới đó sẽ làm cho người Ả Rập giàu
thêm. "Sự khang an và của cải riêng của họ sẽ tăng qua việc nhập khẩu của
chúng tôi".
Herzl nên biết rõ hơn, và có lẽ phải thế. Trong cuốn Nhà nước Do
Thái, ông đã lập luận chống lại sự định cư từng bước giả hiệu khởi bằng
Aliyah thứ Nhất.
Sự thâm nhập phải được thực hiện triệt để. Nó tiếp tục cho tới lúc hoàn tất, khi
mà dân địa phương tự cảm thấy bị đe dọa, và buộc nhà cầm quyền ngưng dòng
người Do Thái vào thêm. Sự nhập cư sẽ là vô hiệu trừ khi chúng ta có quyền tối cao
để tiếp tục sự nhập cư như vậy.
Nói tóm lại, trước tiên người Do Thái cần có chủ quyền để trấn áp sự
kháng cự của Ả Rập. Họ không chỉ cần sức mạnh của ý chí mà cả sức mạnh
nhà nước. Khi lần đầu tiên Herzl tiếp xúc với Abdel-Hamid II năm 1896, đề
nghị trả nợ cho Ottoman qua trung gian để đổi lấy quyền định cư ở
Palestine, Vua Thổ đã trả lời cách tiên tri:
Người Do Thái có thể tiết kiệm hàng triệu. Khi Đế chế của ta bị chia cắt, có lẽ họ
sẽ có Palestine mà chẳng tốn đồng xu nào. Nhưng chỉ khi nào thi thể của chúng ta bị
phân chia. Ta sẽ chẳng bao giờ thuận kiểu mổ xẻ sống như vậy.
★
Cùng lúc khi Levontin và những cư dân đi theo ông dựng lều ở Rishon
Le-Zion, một trải nghiệm khác về sự khôi phục quốc gia là sẽ xảy ra ở