Thái là những nhân vật nổi bật. Cuộc bạo loạn ở Kishinev để lại 45 xác chết
và hàng trăm người bị thương, đã thúc đẩy Haim Nahman Bialik, nhà thơ
dân tộc, sáng tác bài thơ "Thành phố Chết chóc"
Cuộc tàn sát Kishinev là khúc dạo đầu của một cuộc bột phát giết chóc
bừa bãi khác đi kèm những xáo động cách mạng trong những năm cuối nằm
dưới sự cai trị của Nga hoàng. Cảnh bạo loạn chống lại người Do Thái, mà
đỉnh cao là năm 1905 và sự sụp đổ của nghị viện đại nghị chớm mở ra, đã
dấy lên làn sóng di cư khác lớn hơn của người Do Thái khỏi Nga.
Đối diện với sự bạo loạn này, Herzl đưa ra phong trào Phục quốc Do
Thái với kế hoạch của Anh để thiết lập khu kiều dân Do Thái ở phần đất
của Uganda. Ông đề nghị đây là kế hoạch tạm thời để cứu vãn tình cảnh
khốn khổ của người Do Thái ở Nga và là cách tập sự cho việc lập quốc ở
Palestine. Ỷ tưởng ấy gày náo động trong phong trào Phục quốc, nhất là các
đại diện thuộc đông Âu, kể cả Chaim Weizmann, người kiên quyết cho rằng
châu Phi không bao giờ là vùng Đất Hứa. Cuối cùng Herzl bỏ kế hoạch
Uganda. Ông qua đời năm 1904 và phong trào đâm ra mất người lãnh đạo,
đã tập trung vào việc ủng hộ chủ nghĩa Phục quốc thực tế.
Những di dân đang tới Palestine lúc ấy được gọi là Aliyah thứ Hai.
Không như những cư dân hai thập niên trước, những người mới tới này
thấm đượm các lý tưởng xã hội chủ nghĩa cách mạng và được tổ chức mang
tính chính trị hơn. Đó là thế hệ của những người thuộc phong trào Phục
quốc Lao động, những người khuôn đúc các cảm hứng dân tộc chủ nghĩa
với học thuyết Marx. Họ thành lập các khu kiều dân biên phòng, những lực
lượng ban đầu của Do Thái và cuối cùng, là Nhà nước Israel.
Cuối năm 1906, Yosef Baratz đã quyết định định cư ở Palestine mặc
cho sự phản đối của cha mẹ. Ở tuổi 15, ông lên con tàu chật cứng các khách
hành hương Kito giáo Nga đem theo thịt heo, thứ thịt mà trước đây ông
chưa hề ăn.