Loạt khu định cư Do Thái đã được thành lập ở Palestine từ năm 1882
đã để những di dân mới sông lang thang, làm mướn hết nơi này tới nơi
khác. Bartz đánh bạn với những cư dân mới ở Jaffa, và một nhóm đã lên
đường đến Rishon Le-Zion để gặp Biluim huyền thoại, người giúp thành lập
cộng đồng. Đấy là một cuộc gặp gỡ đầy thất vọng:
Chúng tôi nghĩ rằng để chuyện trò được với Bilium chúng tôi sẽ phải đợi đến
chiều tối-chúng tôi mường tượng một ngôi làng giống ở Nga-những chị gà mái kiếm
ăn trên đường, trẻ con la hét bên sông, và không một bóng người khi mặt trời lên
cao, lúc mọi nông dân đang ở ngoài đồng. Nhưng thế này là thế nào? Chúng tôi đang
đứng ở con đường sạch đẹp có những ngôi nhà gạch mái ngói đỏ gọn gàng. Đường
phố đầy người qua lại. Chúng tôi không thể tin vào mắt mình. Chúng tôi lên tiếng hỏi:
“Họ là những ai vậy?”
“Biluim.”
“Còn ai thi làm việc?”
“Người Ả Rập.”
“Thế người Do Thái làm gì?
“Họ là những nhà quản lý, những người giám sát.”
Quả là chúng tôi cảm thấy ngỡ ngàng. Tôi tự nhủ: “Đây đâu phải thứ chúng tôi
tìm đến” và tôi thấy những người khác cũng thất vọng như tôi.
Những kiều dân Do Thái đã ổn cư cũng nghi ngại những người mới
tới, coi họ hoặc là những kẻ phá bĩnh xấc xược hoặc khá lắm thì cũng kém
hơn những người Ả Rập đang làm công. Bartz làm việc ở khu kiều dân
Rehovot trước khi được Ha-Poel ha-Tza'ir thuộc cánh hữu của phong trào
Phục quốc Lao động gửi tới Jerusalem học nghề xây đá. Hai bàn tay của
ông, dù đã thô ráp ở các cánh đồng, vẫn cảm thấy không thấm vào đâu khi
quai búa đến nỗi ông ta không thể cầm nổi miếng bánh. Bratz nhớ lại,
"Những tuần đầu ở Jerusalem thật khủng khiếp. Tôi được sống trong túp lều
nằm giữa mấy cây Ôliu; đêm nào tôi cũng lê dưới cây và khóc-tôi sợ mình
không kham nổi cảnh trơ trọi và những ngón tay của tôi thì đau".