làm thay đổi lợi nhuận trong vòng một năm và, với khả năng đứng vững
được của một nông trang hợp tác xã, nhóm các nông dân đầu tiên tiếp tục
phát triển, nên năm 1910 đã thay thế bằng nhóm công nhân ở Hadera.
Nhóm này được đặt nền quanh những người tiên phong nòng cốt từ Romny
ở Ukraine. Họ được Baratz và người vợ tương lai của ông tập hợp lại.
Nhóm 12 thành viên của công xã (kevutza) này là những người khai sinh
Degania.
Công xã được đổi tên là nông trang Degania hay "Hoa Bắp" theo tên
những loài hoa dại nở trong các cánh đồng vào mùa xuân. Lúc đầu họ sống
trong những túp lều trát vách đất. Baratz nhớ lại:
Chúng tôi tới vào mùa hè. Ở đây cực nóng vì nó thấp hơn mực nước biển hai trăm mét.
Muỗi mòng nhiều vì nằm ẩn khuất giữa những ngọn đồi. Thung lũng phẳng giống như cái đĩa
nóng, sức nóng dồn ép trên nó. Mọi thứ bị đốt cháy rám. Dòng sông chảy chậm. Khi có mưa nó
làm ngập hết đất đai, nhưng khi nước rút nó để lại những đầm lầy và bùn. Chúng tôi bị kẹt
hàng tháng bởi bùn lầy.
Ở Umm Juni, những người tiên phong đặt nền móng cho khu kiều dân
biên phòng. Các thành viên của công xã quyết định sống không có tình
trạng chủ tớ mà sống trong tinh thần chăm lo lẫn cho nhau, sống hòa hợp
với thiên nhiên. Baratz viết:
Chúng tôi bàn về rất nhiều lý thuyết, nhưng chúng tôi không nghiêng hẳn vể
thuyết lý nào: chúng tôi đang đi tìm câu trả lời thực tế cho các nhu cầu của chúng tôi
và chúng tôi đang cố tìm hiểu xem đất đai đòi hỏi gì ở chúng tôi. Vì điều gì đã xảy ra
khi chúng tôi sống trong cảnh tha hương? Đất đai không còn màu mỡ và dường như
chúng tôi xa lìa nó. Giờ chúng tôi phải cho nó sinh lực của chúng tôi và nó trả lại cho
chúng tôi sức sáng tạo của chúng tôi.
Những người tiên phong khác cũng áp dụng cùng những ý tưởng như
vậy và vào năm 1914 đã có 11 nhóm. Sau Thế chiến I, mô hình được ứng
dụng để tạo ra loại cộng đồng tập thể lớn hơn thế nhiều, với hàng trăm
thành viên chứ không phải chỉ có vài chục, để được gọi là "khu kiều dân
biên phòng". Đấy phải là những làng mạc công xã hơn là một gia tộc mở