Một số hình ảnh đáng mến nhất về Palestine là những thạch bản ngoại
lai do họa sĩ Scotland, David Roberts, vẽ năm 1839. Nữ hoàng Victoria và
các tổng giám mục của York và Canterbury là trong số những người đầu
tiên mua tranh của ông. Ngay cả ngày nay, những phong cảnh về thánh kinh
và khảo cổ là món quà mong ước cho bất kỳ ai đã từng lưu lại ở vùng đất
này. Những hình ảnh này quá thân quen đến nỗi phải mất một thoáng để
nhận ra những nét vặn vẹo và phóng túng nghệ thuật; dãy núi sừng sững và
các vách đá thật ấn tượng. Tác phẩm mỹ thuật xưa quả là hùng vĩ, những
con ngươi Ả Rập quá ấn tượng và tín đồ quá thành kính như thật. Tranh về
Jaffa của ông được nhìn từ bãi biển đã mô tả đồi núi ấn lượng hơn thật
nhiều.
Thuật nhiếp ảnh tới vùng Đất Thánh cùng thời với Roberts và sớm trở
thành công nghệ phát đạt tạo ra số lớn hình ảnh về các đề tài kinh thánh.
Các ảnh tượng tôn giáo của Palestine luôn được chắt lọc bởi trí tưởng
tượng, lòng thành kính bị lấn lướt bằng việc giẫm lên vùng đất mà đã có
thời Abraham, Vua David, và Jesus từng đặt chân lên, người duy lý cảm
thấy buồn cười trước những mê tín lờ mơ ấy, trong khi giới nhà binh có thể
mất hút khi hồi tưởng những cuộc vây hãm và những chiến dịch quân sự.
Đối với người Do Thái, việc đến Jaffa là nhắc nhở đau lòng nhất về sự
đánh mất Eretz Israel, Đất của Isarel, và là tâm trạng đáng thương vì cảnh
tha hương của ngươi Do Thái. Các giáo sĩ nói, người Do Thái phải xé áo ba
lần ở Palestine-lúc nhìn các thanh phố của Judah, lần nữa khi tới Jerusalem,
và lần thứ ba khi họ tới trước khi thành thánh bị tàn phá. Đối với Herzl, là
việc đến bờ Jaffa, nơi bao gồm “sự nghèo khổ, cùng cực và sự nóng bức
toàn những màu xám xịt”.
Phần lớn du khách Kito giáo đi loanh quanh ẩn chứa tầm nhìn hão
huyền về quá vãng, mục đồng với khăn trùm đầu đã khơi dậy ký ức về sự ra
đời của Jesus trong khi cảnh biển Galilee có thể nhắc nhớ những lời của bài