CUỘC CHIẾN KHÔNG KẾT THÚC - Trang 29

Năm 1868, phong trào đầu tiên của những người theo phái Luther

trước đây tự xưng là Hội Đền thờ, tin rằng người Đức là "dân của Chúa" có
quyền bất khả xâm phạm để sở hữu vùng Đất Thánh, đã định cư ở Haifa.
Họ sớm lan rộng tới vùng Jaffa nơi họ đã chiếm giữ, trong số những tài sản
khác, đất đai và nhà cửa của những người khai hoang Mỹ bỏ lại. Lúc cao
điểm có khoảng 1.200 thành viên hội Đền thờ sống rải rác ở các cộng đồng
khác nhau và phong trào này phát triển mạnh cho tới khi nổ ra Thế chiến II,
khi các thành viên của nó bị người Anh bắt giam. Vùng lân cận Jerusalem
do các thành viên hội Đền thờ xây dựng thường còn được gọi là "khu Kiều
dân Đức."

Dòng người Do Thái vẫn tiếp tục đổ vào Palestine để sống một cuộc

sống mộ đạo nơi những thành phố thánh ở Jerusalem, Hebron và Tiberias.
Khi những người định cư thuộc dòng dõi Do Thái thế tục mới đầu tiên từ
tây Âu đổ vào hồi năm 1882 sau cuộc tàn sát người Do Thái ở nam Nga,
phần lớn người Ả Rập đã nhìn họ hơi khác với những nhóm người nước
ngoài kỳ dị khác ẩn chứa những tầm nhìn không tưởng xa lạ. Nhưng những
người định cư này, được nung nấu bởi ý tưởng luẩn quẩn quanh việc tái
thiết cộng đồng Do Thái, đã không rời đi. Họ đã chinh phục vùng đất này.

2 Một Chúa, nhiều Tôn giáo

Tiếng Hebrew để chỉ việc đến Jeresalem và vùng Đất Hứa là alyah

-“sự đi lên”. Con đường đến Jerusalem đúng là sự đi lên vật chất, và đó là
một chỗ dốc. Người Israel cũng dùng alyah theo nghĩa là nâng tâm hồn lên.
Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái duy trì nghĩa đó để chỉ người Do Thái dời
đến Israel là hình thức cao nhất của sự tự biểu hiện, và người rời bỏ Israel
hẳn đang phạm tội yeridah (đi xuống dốc).

Tôi luôn cảm thấy chút hưng phấn khi lái xe lên Jerusalem, cả vào

những ngày gấp gáp hoặc mệt nhọc nhất. Nhưng ngọn núi của Judea vươn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.