vút lên từ đồng bằng duyên hải. Nhưng thửa ruộng đã được cày bỗng
nhường chỗ cho nhưng dốc đá mọc đầy cây rừng gồm bách và thông.
Cổng vào Jerusalem được củng cố tự nhiên gọi là sha'ar ha-Gai nhưng
nhiều người gọi bằng cái tên Ả Rập trước đây là Bab al-Wad. Các khối gỉ
sét của nhưng chiếc xe bọc sắt bị phá hủy nằm rải rác cạnh đường như vật
kỷ niệm cuộc đấu tranh của nước Do Thái lúc mới lập quốc để bức phá sự
vây hãm Jerusalem của quân Ả Rập. Nhưng biểu tượng đầu tiên về Thành
Thánh là những hình ảnh chẳng có vẻ gì là tôn giáo xa xưa mà mang tính
chất của cuộc chiến tranh hiện đại.
Những du khách xưa kia trên đường tới Jerusalem đã nhớ tới cuộc đấu
giữa David và Goliath mà Kinh thánh lấy bối cảnh là những ngọn đồi thấp
kế đây. Ở Bab al-Wad, du khách thời nay được hỏi là thấy sự xung đột của
Israel với người Ả Rập có giống cuộc đấu chống lại Goliath Ả Rập.
Nhịp mạch của bạn như nhanh hơn khi bò lên từng ngọn đồi, và hạ
thấp mỗi khi lao xuống thung lủng. Mỗi đỉnh đồi giống như bậc thang của
một cái thang thật khác leo lên Jerusalem. Không khí trở nên mỏng hơn,
mát hơn.
Nó nhắc nhớ các từ “Jerusalem của Chúa” giai điệu dân gian trầm
buồn được sáng tác ngay những tuần trước cuộc Chiến Sáu Ngày năm 1967
chẳng khác nào một trong những bài hát được ưa thích nhất ở Israel. Nó nói
về thành phố trơ trọi, với một bức tường ở giữa, một thành phố bằng vàng,
đồng và ánh sáng, gợi lên sự trở về Jerusalem của dân Do Thái. Cho tới lúc
ấy con đường từ Tel Aviv tới ngõ cụt: bức tường phòng ngừa kẻ bắn tỉa dọc
theo đường ranh ngưng bắn giữa lực lượng Israel và Jordania. Chiến tranh
"đã hợp nhất" hai nửa của thành phố dưới sự thống trị của người Israel.
Zion đáng yêu trong những lời kinh hàng ngày của người Do Thái và quốc
ca Israel đã nằm lòng nơi người Do Thái.