Jerusalem thuần khiết và chính trực như xưa, và các cư dân của nó sẽ mãi
tôn trọng giao ước mới với Thiên Chúa.
Với thời gian, nhất là trong giai đoạn nhiễu nhương dẫn tới việc người
Roma tàn phá đền thờ và sau này, những khái niệm của sách khải huyền
phân định rõ tầm nhìn về hai Jerusalem riêng biệt: một Jerusalem trần tục
và một thành phố trên trời chờ hạ cố xuống trái đất theo lệnh của Chúa. Sự
phục hồi một Jerusalem mới có liên quan mật thiết với ý tưởng của Đấng
Cứu thế, vị vua công chính thuộc dòng dõi David sẽ giải thoát người Do
Thái khỏi ách nô lệ. Sau này điều ấy được trau chuốt thành những biến thể
theo chủ đề của hữu thể bán thần linh sẽ khôi phục Israel, tập hợp những kẻ
tha hương và trị vì một thời đại hòa bình viên mãn. Toàn bộ điều này đến
sau giai đoạn chiến tranh, dịch bệnh, hủy diệt, và xáo trộn khắp nơi.
Những nhà biên niên sử Ả Rập thời Trung cổ nhận ra tính đồng nhất
hỗn hợp đồng dạng này. Al-Muqaddasi, nguyên quán là người của thành
phố, đã mô tả Jerusalem là "cái bát vàng đựng đầy bọ cạp". Ông trở nên say
mê sự hào phóng của vùng đất không cần tưới tiêu và lòng mộ đạo của dân
thành Jerusalem. Nhưng Al-Muqaddasi cũng phàn nàn rằng nhà tắm của
Jerusalem thì dơ dáy nhất, sưu cao thuế nặng, và thành phố không có học
giả. Ông làu bàu, "Khắp nơi người Kitô giáo và người Do Thái chiếm ưu
thế."
Tính cách phân hóa này xem chừng được tiền định bởi địa lý.
Jerusalem đứng trên đường phân nước của những Ngọn Đồi Judea, đường
phân chia giữa sa mạc ở phía đông và vùng rừng sum suê ở phía tây, biển
bao la ở một bên, còn bên kia là sự khô cằn liên tu bất tận. Cổ Thành được
bọc bởi ba mặt là những ngọn đồi cao hơn: Núi Olives với các nhà thờ Kito
giáo và các nhà thờ Hồi giáo, Núi Scopus với kiến trúc lập thể trường Đại
học Hebrew và dãy phố mới có khách sạn Vua David cao hơn hẳn. Từ ngọn