Trắng, trong khi các tổng thống tiền nhiệm đều ngăn cản ông Arafat ngay
cả việc đến thăm Liên Hiệp quốc ở New York.
Năm 1998, bốn năm sau bài diễn văn quan trọng ở viện Knesset,
Clinton lại trở lại Trung Đông. Nhưng lần này, ông gặp rắc rối với chính
phủ Israel của lãnh tụ đảng Likud, Binyamin Netanyahu, người đang làm trì
trệ tiến trình nhường đất. Clinton không đến thăm viện Knesset, bây giờ đến
lượt người Palestine hưởng thụ giây phút biểu tượng đầy xúc động.
Trước sự bàng hoàng của nhiều bộ trưởng trong nội các Israel, Tổng
thống Mỹ bay bằng trực thăng tới sân bay quốc tế ở Dải Gaza và chính thức
mở cửa sân bay. Hai lá cờ lớn-một của Palestine và một của Hoa Kỳ-bay
phất phới bên cạnh nhau. Clinton ban phước lành của nước Mỹ cho những
khát vọng của Palestine muốn có một nhà nước và nói họ phải coi nước Mỹ
như một người bạn. "Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào Palestine, dân
tộc Palestine và các đại diện do họ bầu lên bây giờ có cơ hội quyết định vận
mạng đất nước của chính họ". Tổng thống Clinton tuyên bố. Một bức ảnh
chụp Yasser Arafat ghì chặt bàn tay Clinton vào ngực, biểu lộ một cử chỉ
biết ơn muôn đời.
Cả khi Al-Aqsa Intifada giận dữ trong những tháng cuối cùng của ông
trong chức vụ, Clinton vẫn kiên trì hy vọng thương thuyết để chấm dứt một
thế kỷ xung đột giữa chủ nghĩa Phục quốc Do Thái và chủ nghĩa dân tộc Ả
Rập, hoàn tất nhiệm vụ đã bắt đầu với việc ký kết thỏa ước Oslo tại sân cỏ
phía Nam của Nhà Trắng năm 1993 khi ông bắt đầu chức vụ tổng thống.
Khi ông thu dọn đồ đạc và chuẩn bị rút lui khỏi Nhà Trắng năm 2001,
Clinton vẫn tìm thời giờ để viết một bạch thư gửi người Israel và người
Palestine. Giải thích rằng trong số nhiều vấn đề ông phải đối phó, không
vấn đề nào quan trọng bằng vận mệnh của Israel. Clinton bảo người Israel
đừng thất vọng vì cuộc nổi dậy của người Palestine. "Các bạn đừng rút ra
bài học sai từ chương bi kịch này" ông khích lệ họ. "Bạo lực không chứng