ngàn người bị giết từ khi bắt đầu có cuộc nổi dậy Al-Aqsa Intifada đã khiến
báo chí bị ám ảnh.
Tại sao thế giới-tại sao các nhà báo chúng ta-quan tâm nhiều đến như
vậy về các sự kiện ở góc thế giới này?
Lý do thường được đưa ra là tầm quan trọng chính trị-địa lý của Trung
Đông. Sự pha trộn của dầu lửa, Kênh Suez, các quân đội hùng mạnh, vũ khí
hạt nhân có nghĩa là các nhà cai trị phải can dự vào, các nhà báo bám sát họ.
Sự can dự trực tiếp của Mỹ lại càng làm cho các tin tức về Trung Đông có
một vị trí ưu tiên hơn.
Hơn nữa, cuộc xung đột Ả Rập-Israel dễ có thông tin hơn phần lớn các
cuộc xung đột khác trên thế giới. Các nhà báo dễ tiếp cận hiện trường.
Không có các khu rừng sâu phải lặn lội đi vào hay các sân bay điêu tàn phải
vất vả đi tới. Một nhà báo từ London hay New York có thể đến tại chỗ bất
cứ sự kiện nào chỉ vài giờ sau khi sự kiện xảy ra. Thường không có luật
cấm báo chí, tuy rằng cả hai phía đều gây sức ép trên các nhà báo. Sự phối
hợp các phương tiện truyền thông chớp nhoáng của Israel, một mạng lưới
dày đặc các nhà báo Palestine và những kẻ "đút lót" và sự có mặt của một
tập thể đông đảo các nhà báo quốc tế tại Jerusalem tạo ra một lưu lượng
"tin" không thể ngăn chặn.
Thường thì cả hai phe đều thích nói, và thậm chí với các cuộc đọ súng
trong cuộc bạo động gần đây nhất, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine
vẫn có thể được đưa tin một cách an toàn hơn hầu hết các cuộc chiến tranh
khác. Thường người ta có thể dự báo được các mục tiêu. Tuy nhiên, cũng
đã có một số nhà báo nước ngoài bị bị đánh đập và bị thương vì trúng đạn,
và một lái xe người Lebanon làm việc cho hãng BBC đã bị giết khi xe anh
bị bắn bởi một xe tăng Israel khi quân đội Lực lượng Phòng thủ Israel triệt
thoái khỏi Nam Lebanon năm 2000.