Những hành vi tàn bạo nho nhỏ tại Israel có thể được báo chí đưa tin
nhiều hơn là các hành vi tàn bạo lớn tại những nơi khác, bởi vì chúng có thể
tường thuật ngay lập tức. Israel than phiền về "chuẩn mực hai mặt" của thế
giới trong việc thế giới tỉ mỉ dò xét các hành động của Israel, trong khi lại
làm ngơ trước các lạm dụng trong thế giới Ả Rập. Dù đúng hay không, đây
là cái giá mà Israel phải trả để có thể xưng mình là "nền dân chủ duy nhất
tại Trung Đông".
Thật ra phần lớn người Israel thích được thế giới quá chú ý đến mình,
hơn là không được để ý đến. Người Do Thái có câu ngạn ngữ bằng tiếng
Anh, "Jews is News" Do Thái là tin tức. Câu ngạn ngữ này không sai chút
nào. Chủ biên tập trước kia của tờ Jerusalem Post, David Bar-Illan, thường
viết một bài xã luận hàng tuần trong đó ông đả kích các phóng viên nước
ngoài (chống Israel) là thiên vị, ngu dốt, sai lầm, quá đơn giản hóa. Phía
người Palestine cũng thường phàn nàn một cách chua chát về chất lượng
của các bản tường thuật nước ngoài.
Israel và các lãnh thổ bị chiếm đóng nhận được một lượng chú ý không
cân đối vì các lý do tương tự, đó là các hãng tin phương Tây đành quá nhiều
chú ý đối với Nam Phi dưới chế độ phân biệt chúng tộc; người Israel được
coi là người "da trắng" châu Âu, nên tự nhiên các hành động, sự tàn bạo, sự
dũng cảm, các thành công và thất bại của họ rất được độc giả phương Tây
quan tâm. Các sự kiện ở đây cũng được quan tâm rất nhiều tại Thế giới Thứ
Ba bởi vì sự nhận thức rằng cuộc đấu tranh của người Palestine là chính
nghĩa vĩ đại cuối cùng chống chủ nghĩa thuộc địa.
Nếu bạn tạm thời không xét đến hình ảnh Kinh thánh và cuộc tranh cãi
về việc ai có "quyền" lịch sử đối với đất thánh, và nếu bạn tạm gác bỏ
những cảm xúc về vụ tàn sát người Do Thái: bạn sẽ thấy Israel rất giống các
chế độ định cư thuộc địa của châu Âu được thiết lập ở những nơi khác trên
thế giới. Giả như Herzl đã thành công trong việc thiết lập nhà nước Do Thái