phố của Palestine và các vùng đất tự trị bao quanh tung tóe đó đây, những
khu định cư của Do Thái rải rắc mọi nơi, được kết nối với nhau với những
dãy bện tết gồm những con đường do Israel kiểm soát.
Có giải pháp nào không? Oslo mang lại con đường hướng tới giải pháp
hai quốc gia, Israel và Palestine cận kề nhau. Nó là cùng thứ triết lý được
giải pháp phân chia của Liên Hiệp quốc khơi gợi năm 1947. Nhiều trong số
cùng những vấn đề còn đó. Bất kỳ ai từng đương đầu với vấn đề từ thập
niên 1930 sớm thấy rằng không có phương cách rõ ràng để phân cách Ả
Rập và Do Thái ở Palestine. Mặc cho cuộc xuất hành hàng loạt của người
Palestine năm 1948, hiện người Ả Rập vẫn cấu thành khoảng một phần năm
dân số của Israel. Từ năm 1967, những chính phủ kế tiếp của Israel đã ổn
định một số lớn người Do Thái trong những lãnh thể chiếm đóng, càng tạo
thêm sự pha trộn dân cư.
Thiếu đường phân ranh nhân khẩu và địa lý, đường phân ranh có khả
năng vững vàng nhất là đường phân chính trị và lịch sử-các biên giới của
Israel trước 1967. Có sự đồng thuận quốc tế là các vùng đất bị chiếm năm
1948, nhiều hơn khi Liên Hiệp quốc phân chia, là của Israel hợp pháp, còn
những lãnh thổ bị chiếm năm 1967 được coi là bị chiếm đóng. Chiếu theo
luật quốc tế, những khu định cư ở Bờ Tây và Dải Gaza là hợp pháp. Không
phải mọi người, kể cả người Israel và Palestine, đều ưa thích sự phân chia,
biến đất nước họ chẳng ra làm sao. Những người cực đoan của cả hai bên
xác quyết toàn bộ đất nằm giữa Sông Jordan và Địa Trung hải về phần
mình.
Tuy thế đường phân ranh trước 1967, được cựu bộ trưởng ngoại giao
Isarel mô tả là những ranh giới có thể đi đến một thỏa thuận khả dĩ. Nó là
khởi điểm cho một giải pháp. Việc rút khỏi những lãnh thổ chiếm đóng là
yêu cầu cốt lõi của đa số người Palestine và được một số đáng kể người
Israel chấp nhận. Đa phần người Israel có thể bị lôi kéo cho rằng nếu Israel