thang của những hang động, mồ mả và điện thờ mốc meo. Mùi bốc lên như
nhà mồ". Jerome Murphy O'Connor, tác giả cuốn Vùng Đất Thánh, không
hơn cuốn sách hướng dẫn khảo cổ, viết: “Tính bạc nhược của con người thì
không đâu rõ ràng hơn ở đây; nó là hình ảnh thu nhỏ của phận người.
Người ta đến để được đong đầy nhưng sẽ thất vọng [....]”
Nhưng tôi không thể nói khác đi. Công trình kiến trúc thích hợp khung
cảnh của nó, tạo ra bầu khí tối tăm, ủ ê hợp với tình trạng suy sụp của Kito
giáo ở vùng Đất Thánh. Sự lộn xộn của nó giống như ngôi nhà mốc của
người hưởng trợ cấp mất trí khư khư giữ di vật hào nhoáng nhưng vô giá trị
của cuộc sống trước kia cả khi các bức tường đang rệu rạo. Có tàn tích của
thời đã mất: những cây thập giá nhỏ được các khách hành hương xưa kia
khắc vào tường, nhưng cái cột bị lạng mỏng và sử dụng lại của nhà thờ
Constantine và thanh gươm của Godfrey de Bouillon, ông vua của thời
Thánh chiến đầu tiên. Chính vẻ xấu xí của nhà thờ có sức lôi cuốn của lối
kiến trúc gothic thời trung cổ, và cảm nhận huyền bí ban sơ đầy khiếp sợ.
Trong khi bồn chồn chờ đợi, các khách hành hương giơ lên bó nến 33
cây, biểu tượng những năm của cuộc sống của Jesus. Những chàng trai nhảy
múa trên vai các bạn bè và lắc trống theo nhịp Ả Rập rối mù, hát vang câu
"Đây là mồ của Chúa chúng ta!" (Hada qaber saidna!). Nó có cùng nhịp
điệu dữ dội và điệu của những bài hát của cuộc nổi dậy của người Palestine,
còn những viên sĩ quan cảnh sát Israel có nhiệm vụ giữ trật tự hầm hầm nét
mặt trước đám đông thù địch. Trở lại thế kỷ trước, những bài thánh ca được
ưa chuộng còn có những ca từ như "Hỡi người Do Thái, Hỡi người Do
Thái, Chúng ta là máu của Đức Kito, còn các ngươi là máu của loài khỉ"
hay "Hỡi người Do Thái, Hỡi người Do Thái! Lễ hội của các người là lễ hội
của lũ dã nhân". Thỉnh thoảng xảy ra những cuộc ẩu đả với cảnh sát Israel,
hoặc những cuộc xô xát giữa các Kito hữu Hy Lạp và Armenia.