không còn quyền do bác bỏ lệnh đầu tiên của Chúa để vào vùng Đất Hứa.
Theo sách Dân số, những tay do thám được gửi tới để trinh sát vùng đất báo
cáo rằng "đó là vùng đất bị các cư dân ở đó chiếm sạch; và tất cả dân mà
chúng tôi thấy ở đó là những người có vóc dáng to lớn. Chúng tôi thấy
những tên khổng lồ..." (Num. 13: 32-3).
Kinh thánh và Kinh Coran viết rằng, vì sự hoài nghi của chúng, dân
Israel bị buộc phải lang thang bốn mươi năm trong hoang mạc. Moses
không được vào vùng Đất Hứa, và đã chết ngay ngưỡng của nó. Theo quan
điểm Hồi giáo qua diễn giải của Al-Sabri: "Lời hứa của Chúa bị hủy bỏ.
Điều chúng ta có hiện nay là kết quả của Tuyên bố Balfour, không phải lời
hứa của Chúa. Anh đã cắm Israel ở đây và Mỹ đã giúp Israel".
Kinh Coran lên án cả Do Thái và Kito hữu không biết lắng nghe lời
Chúa, coi thường Tiên tri Muhammad, khước từ chấp nhận đức tin mới-cũ
của Hồi giáo và biến nó thành "lời chế nhạo trò giải trí". Người Do Thái
đáng bị nguyền rủa:
Các ngươi phải biết rằng những kẻ cứng lòng nhất trong đám thù địch là người
Do Thái và dân ngoại, và ảnh hưởng gần nhất với họ là những người bảo rằng:
“Chúng tôi là Kito hữu”. Ấy là vì có các linh mục và các tu sĩ ở giữa họ, và vì họ
không có lòng tự trọng. (5: 82)
Còn nữa, phần lớn các thế kỷ bách hại trong thế giới Kito giáo, đất của
Hồi giáo không để cho người Do Thái làm nơi trú ẩn cho tới những năm
đầu của phong trào Phục quốc, khi những người trốn tránh những cuộc
thảm sát ở Nga chạy vào phần đất Palestine do người Thổ Nhĩ Kỳ cai trị.
Như các Kito hữu, người Do Thái là "Dân của Sách" được đối xử như công
dân hạng hai (dhimmi) và phải đóng thuế thân. Tấm thẻ màu vàng phát xuất
ở Baghdah thời trung cổ. Người Do Thái bị phân biệt đối xử, nhưng hiếm
khi bị hành hạ.