CUỘC CHIẾN KHÔNG KẾT THÚC - Trang 79

Do Thái giáo và Hồi giáo có nhiều điểm chung. Cả hai đều là tôn giáo

chỉnh đốn các mặt của cuộc sống, hơn là chỉ vấn nạn về niềm tin cá nhân.
Họ thường được cho là theo thuyết độc thần nghiêm ngặt hơn Kito giáo,
chối bỏ học thuyết về Chúa Ba Ngôi, và áp đặt các luật ăn chay. Họ đặt ra
các hệ thống luật tôn giáo tương tự và phải phụ tùy vào giáo sĩ (Do Thái)
cũng như lãnh tụ (Hồi giáo). Ở Byzantine và thời Thập tự chinh, người Do
Thái thường đứng về phía người Hồi giáo.

Sự xuất hiện chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đánh đổ sự khoan nhượng

nhau, và người Palestine đương đầu với thanh gươm ý thức hệ hai lưỡi, lý
tưởng hóa giai đoạn cộng sinh của Hồi giáo với Do Thái tìm lại những bài
luận chiến cũ chống lại Do Thái giáo.

Mặc dầu các sử gia Do Thái phân trần việc Omar Ibn al- Khattab nhận

ra là ông đã xây nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa đầu tiên trên phần nền nơi đã có
đền thờ Do Thái, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đương thời quyết liệt phủ nhận
là đã có bất kỳ đền thờ nào bên dưới Al-Aqsa hay Vòm Đá. Giáo sĩ Hồi
giáo khẳng định: "Không có sự liên quan giữa Al-Aqsa và đền thờ. Đó là ảo
tưởng".

Al-Sabri thừa nhận có đền thờ Do Thái ở Jerusalem, nhưng xác quyết

là không ai biết nó ở đâu. Tại sao không ở Haram al- Sharif, như người Do
Thái và các nhà khảo cổ xác nhận? Al- Sabri đưa ra lập luận xác đáng:
"Thiên Chúa lệnh xây nhà thờ Hồi giáo. Chúa thì công minh; Người sẽ
không bảo xây để gây thiệt hại cho một tôn giáo khác".

Trên đỉnh Núi Gerizim, người Samaria bị lãng quên quanh vùng lõm

hẹp, thuật lại những câu thơ thánh của họ viết theo thứ ngôn ngữ đã mai
một:“Trăng tròn rực sáng ở phía đông khắp Jordan. Bồn chồn với sự đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.