ông, vượt cả sự tài trợ của ông cho Louvre ở Paris. Nó đã giúp những khu
kiều dân mới tồn tại., khởi đầu truyền thống ham làm giàu của cộng đồng
Do Thái, nâng đỡ những nỗ lực của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Vào cuối
đời, nam tước đã phải nói: "Không có tôi, những người trong phong trào
Phục quốc Do Thái chẳng làm được gì; nhưng không có những người trong
phong trào Phục quốc Do Thái, công việc của tôi đã tiêu tan".
Mỗi năm các cộng đồng Do Thái cung cấp nhiều triệu mỹ kim cho
Israel. Khắp đất nước, những chiếc ghế công viên, các tòa nhà ở thành phố,
bệnh viện, và cả những chiếc xe cứu thương đều mang tên của những người
tặng. Đây là điều lạ vì Israel ít có truyền thống làm từ thiện.
Rishon Le-Zion, "Khu đầu tiên ở Zion" nhắc đến điềm của sách Isaiah
về "tin mừng" cho Jerusalem (Isa. 41: 27). Hơn nữa, thành phố là nơi đầu
tiên có vườn trẻ và trường tiểu học Do Thái, nơi đầu tiên có dàn nhạc Do
Thái và ngay từ đầu, có Quỹ Quốc gia Do Thái. Thành phố khẳng định là
nơi đầu tiên cờ Israel tung bay và là nơi sáng tác quốc ca. Thế nhưng, ở
Israel hiện đại, Rishon Le-Zion đã mất đi sự nổi trội của nó so với
Jerusalem, thủ đô tinh thần và chính trị. So với Tel Aviv, khu trung tâm
thương mại và văn hóa; so với Haifa, trung tâm công nghiệp của Israel và
là cảng chính của quốc gia. Giờ Rishon Le-Zion chỉ là thị trấn vệ tinh trong
vùng mở rộng thủ đô Tel Aviv.
Nó là thành phố đủ vừa ý, với công viên tuyệt đẹp bên ngoài nhà máy
rượu, với đại lộ có hàng cây cọ hai bên từ quần đảo Canary, tàn tích của khu
nông nghiệp nơi những cư dân buổi đầu trồng các loại cây như thuốc lá,
bông vải, dâu tằm, quả hạnh và bạch đàn. Ở một đầu giao lộ chính được đặt
tên là đường Rothschild, có đại giáo đường Do Thái, được xây làm "nhà
kho" để đánh lừa các viên chức Thể Nhĩ Kỳ đa nghi, chính diện của nó phô
bày vẻ trang nhã giản dị không mấy hợp với kiến trúc của Israel.