những người theo ông gồm ông nội của Herzl, Simon Loeb Herzl, người đã
gieo hạt mầm trở về trong tâm trí của người cha tương lai của chủ nghĩa
Phục quốc Do Thái.
Vào khoảng cùng thời gian,ở thành phố Thorn nói tiếng Ba Lan thuộc
Đông Phổ, Kalischer đang chứng kiến cuộc đấu tranh, của người Ba Lan
giành độc lập khỏi Nga. Năm 1836, ông viết cho thành viên của triều đại
Rothschild là sự giải thoát sẽ không đến từ sự can thiệp thần thánh, nhưng
"do nỗ lực của con người và ý chí của các nhà nhà cầm quyền". Năm 1862,
ông hoàn thành tác phẩm quan trọng Đi tìm Zion (Drishat Zion), với lập
luận:
Đấng Toàn năng, vì Danh Người, sẽ không bỗng đến từ trên cao và lệnh cho
dân của Người tiến tới. Người sẽ không sai Đấng Cứu thế từ trời trong nháy mắt, để
thổi kèn (tập họp) dân Israel tản mát về Jerusalem. Người sẽ không bao vây Thành
Thánh bằng bức tường lửa hay làm cho Đền Thánh đến từ trời. [. . .] Trái lại, vị Cứu
tinh sẽ bắt đầu bằng việc đánh thức sự ủng hộ của những nhà hảo tâm và bằng cách
tranh thủ sự đồng thuận của các dân nước để tụ tập một số người Israel tản mác về
cùng Đất Thánh.
Kalischer ủng hộ việc lập các khu kiều dân nông nghiệp và là phương
thế ép buộc khối Liên minh Toàn Israel, trụ sở tự thiện của Do Thái ở Pháp,
cung cấp trợ cấp ban đầu để xây trường nông nghiệp Mikvel Israel, "niềm
Hy vọng của Israel", ở ngoại ô Jaffa năm 1870.
Cùng năm xuất bản cuốn Đi tìm Zion, trong môi trường của chủ nghĩa
thế giới ở Paris, Moshe Hess, một trí thức theo chủ nghĩa xã hội, người
cộng tác với Karl Marx và Friedrich Engels, vừa phát hiện lại nguồn gốc Do
Thái của ông. Được sinh ra trong một gia đình chính thống ở Cologne năm
1821, Hess bỏ đức tin của ông và cưới một cô gái điếm, để phần nào chuộc
các tội lỗi của xã hội tư sản. Trong cuốn sách của ông, Rome và Jerusalem,
xuất bản năm 1862, ông tuyên bố: "Sau hai mươi năm ly gián tôi đã trở về