cho bạn một cơ hội sửa chữa.
Đó là bởi mối quan hệ giữa con người và thương hiệu giống mối quan hệ vợ chồng.
Mối quan hệ ấy có thể hàn gắn sau một lần lầm lỗi nếu nó được xây dựng dựa trên sự
tin tưởng và tôn trọng. Điều này là quan trọng bởi các công ty khôn ngoan hiếm khi
lặp lại một sai lầm đến lần thứ hai. “ Bạn có thể nói: “Em yêu, anh đã nói dối em
nhưng hãy cho anh một cơ hội và anh sẽ không bao giờ làm thế nữa”. Bạn có thể có
được cơ hội ấy.
Mặt khác, nếu luôn nghi ngờ hay ghẻ lạnh và thờ ơ thì một sơ suất lặp lại sẽ không thể
được tha thứ cho dù bạn có lớn tiếng ăn năn. Khách hàng sẽ nói: "Đây là valy của
ông". Thương hiệu của bạn đã ‘đi tong’ rồi.
Một ví dụ điển hình về một thương hiệu đã được bảo vệ khéo léo trong thời hiện đại
này là Bill Clinton. Công luận om sòm xung quanh vụ Monica Lewinsky, nhưng rồi
cuối cùng thương hiệu Clinton đã được tha bổng cho dù kẻ thù của ông ta ở Đảng
Cộng hoà đã cứa sâu vết thương, làm hỏng thương hiệu khi luận tội man khai của ông
ta. Sự thật là dù lỗi lầm của Clinton như thế nào, thì phần đông người dân Mỹ đã lựa
chọn ông ta làm tổng thống. Họ thích thương hiệu Clinton. Bởi ngay từ đầu thương
hiệu này chưa bao giờ là một thương hiệu tiết hạnh – năm 1992, trước khi người Mỹ
bầu cho ông ta, Clinton đã thừa nhận trong chương trình 60 Minutes (60 phút) rằng
ông ta đã lừa dối vợ. Tuy nhiên, vụ bê bối tình dục này không thể xoá đi ý nghĩa tích
cực của cải cách phúc lợi và thặng dư ngân sách và một nền kinh tế mạnh mẽ. Nói
cách khác, Clinton đã được tha thứ cho sự việc không mấy tốt đẹp của mình. Mỗi nhà
xây dựng thương hiệu nên rút ra những bài học từ con người này – một số bài học nào
đó.
ĐỪNG CHO PHÉP KẺ THÙ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MÌNH
Dĩ nhiên tôi xin được bàn kỹ hơn về một trong những lý do giải thích cho việc xử lý
vụ bê bối khéo đến vậy là vì Clinton đã học được từ chiến dịch tranh cử tổng thống
năm 1998 của Michael Dukakis . Tôi từng là Giám đốc Quảng cáo của Dukakis trong