thông tin mà họ không có. Nếu họ chỉ nghe thấy một điều, đừng cho rằng họ biết gì
đó nếu bạn không nói cho họ biết.”
Nói cách khác, cần khiêm tốn để hành động khôn ngoan hơn cánh báo chí ưa chỉ
trích. Điều này đúng cả trong kinh doanh lẫn chính trị. Có thể bạn biết mình bị chỉ
trích, nhưng công chúng sẽ không biết sự thực nếu bạn không nói cho họ. Một lời kết
tội có thể là lỗ mãng và sai, cũng có thể đúng, hoặc cũng có thể ngu ngốc đến mức
bạn chẳng thèm khinh bỉ, nhưng tôi nhấn mạnh một lần nữa, sẽ không ai biết nếu bạn
không nói ra.
Ngay khi xảy ra bê bối, quan trọng là bạn phải biết kiềm chế lòng tự trọng và phân
trần cho mình. Tuy nhiên, rất nhiều lần, các công ty đã áp dụng cách tiếp cận của
chiến dịch Dukakis để phát triển thương hiệu. Họ kiêu ngạo từ chối trả lời những cáo
buộc.
Monsanto là một ví dụ điển hình khi giải quyết bê bối mà không đếm xỉa gì đến nỗi
sợ hãi của công chúng về hậu quả đối với sức khoẻ cũng như môi trường của những
vụ thu hoạch lương thực biến đổi gen vào cuối những năm 1990. Hậu quả là, các nhà
hoạt động môi trường đã coi thương hiệu Monsanto như kẻ thù số một của tự nhiên.
Hiển nhiên là tôi đủ kiến thức để đánh giá khoa học nghiên cứu thực phẩm biến đổi
gen, nhưng tôi có kiến thức để đánh giá những mối quan hệ công chúng và những mối
quan hệ ấy không được dễ chịu cho lắm. Monsanto vận động mạnh mẽ để chống lại
việc bị gán cho là nhãn hiệu thực phẩm biến đổi gen. Thậm chí họ còn dọa kiện các
nhà máy sản xuất bơ sữa vì không dán lên nhãn mác các thông tin về hocmon tăng
trưởng biến đổi gen của bò cho các sản phẩm của công ty này. Cuộc tranh luận về
nhãn hiệu gay gắt đến mức khiến cho những sản phẩm an toàn cũng trở nên nguy
hiểm.
Tuy nhiên, điều khiến mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn là họ đã từ chối cung cấp
cho người tiêu dùng thông minh những thông tin họ cần để lựa chọn hàng hóa. Ngày
nay, rất nhiều người tiêu dùng đã hiểu biết hơn khi xem những bức ảnh của những đứa
trẻ sinh ra dị dạng vì thuốc thalidomide trên Tạp chí Life. Không ai thuyết phục được