xuất hiện khắp nơi, mà trong một xã hội, chúng ta cũng cần có những câu chuyện
hoang đường. Năm 1993, giáo sư Fine đã nói với phóng viên tờ Orlando Sentinel:
“Chúng ta không thể nói về nỗi sợ hãi của các tập đoàn lớn. Nỗi sợ hãi có thể sẽ đầu
độc chính chúng ta, khiến chúng ta có vẻ trở nên hoang tưởng. Nhưng chúng ta vẫn
có thể nói: “Hãng Gà rán Kentucky cho chuột vào bột phủ gà”.
Khách hàng ngày nay có kinh nghiệm hơn từ vụ Watergate, DDT, Three Mile Island,
và thảm họa tràn dầu Exxon Valdez. Không một nhà xây dựng thương hiệu nào được
phép quên một điều, đó là những công ty lớn vốn dĩ đã trở thành đối tượng nghi ngờ.
Do đó, một thương hiệu lớn là một con dao hai lưỡi. Sự nổi tiếng có thể giúp bạn sống
sót sau một vụ bê bối nhưng nó cũng khiến bạn trở thành ‘’ cây cột thu lôi ‘’ cho
những bê bối.
Thương hiệu cũng giống như việc ai đó chiếm lĩnh được đỉnh núi cao nhất. Người ta
sẽ rất hào hứng khi ngắm nhìn kẻ cao nhất, vĩ đại nhất sụp đổ. Kế đó các phương tiện
truyền thông cũng nhanh chóng bám theo sự kiện ấy.
Câu chuyện đó nói lên một điều: Nếu bạn là thương hiệu đang có tiếng tăm và có
những lời đồn thổi tiêu cực cứ bám theo bạn mà bạn không xử lý ‘’ đám ký sinh ‘’ ấy
thì thật nguy hiểm. Nếu dư luận buộc tội bạn, hãy chứng minh điều đó là sai – và
đừng nghĩ là sự buộc tội ấy không thể làm hại gì bạn.
Hãy xem trường hợp của Mike Dukakis. Ông ta không có ý định để những kẻ giết
người và hiếp dâm tự do hoành hành, nhưng ở Texas chẳng ai biết được điều đó.
ĐỪNG TỰ NHỐT MÌNH, CŨNG ĐỪNG ĐỂ CÁC LUẬT SƯ ‘’ NHỐT ‘’ BẠN
Năm 1971, một vụ bê bối xảy ra với một công ty sản xuất súp có tên là Bon Vivant.
Một nhân viên ngân hàng đã chết vì bị ngộ độc và chỉ ba tuần sau, công ty ấy đã phá
sản. Hàng ngàn những vụ bê bối kiểu như thế đã xảy ra trong những năm qua.
Chắc chắn một vài khách hàng luôn phàn nàn về sản phẩm của bạn, hay những câu
chuyện không có thật vẫn thường thấy trên báo chí về phương pháp sử dụng lao động