Cuộc cách mạng thông tin giúp người tiêu dùng hiện nay được tiếp cận vô hạn với
thông tin.
Các tập đoàn hàng đầu của quá khứ duy trì quyền lực theo một kiểu giống nhau.
Người tiêu dùng phải tìm kiếm thông tin và các nhà phân phối hạn chế, do vậy, các
tập đoàn chỉ dành cho họ những lựa chọn giới hạn. Thị trường, trước khi có Internet,
giống một cửa hàng tạp hóa ở Matxcơva trước khi Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ: Bạn có
thể chỉ mua được xúc xích nâu, hoặc chỉ mua được xúc xích trắng, nhưng bạn vẫn có
xúc xích.
Tuy nhiên, nhờ có Internet, người tiêu dùng không còn bị giới hạn bởi hàng hóa mà
những cửa hàng bán lẻ địa phương tích trữ, và đi mua hàng có lựa chọn không còn có
nghĩa là phải mòn gót đi hỏi từng người bán hàng, những người mà ta ngờ rằng chẳng
đáng tin cậy. Không quan trọng là người tiêu dùng đang tìm kiếm thứ gì, từ chiếc lồng
chim đến các quỹ đầu tư, nửa giờ trên mạng sẽ cung cấp đủ thông tin để biến anh
thành bản Báo cáo Tiêu dùng sống, biết đi và biết nói.
Nền kinh tế cũ là nền kinh tế sản xuất sản phẩm thụ động. Nhà sản xuất làm những gì
họ muốn với cơ cấu chi phí mà họ thích. Sau đó nhân viên bán hàng mang các sản
phẩm đến với đám công chúng cả tin. Nền kinh tế mới là nền kinh tế marketing và
người tiêu dùng nắm quyền điều khiển.
KHI NGƯỜI TIÊU DÙNG LÀM CHỦ, SỰ KIÊU NGẠO SẼ GIẾT CHẾT NHIỀU
THỨ
Charles de Gaulle đã áp đặt những định chế chính trị lên sự lựa chọn của người tiêu
dùng khi ông thể hiện nỗi bức xúc của mình với người dân Pháp: “Làm thế nào để
điều hành được một đất nước có tới 246 loại pho-mát?” Sự thật là không thể điều
khiển nổi việc người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, đặc biệt càng không nếu những
kẻ chuyên quyền muốn làm vậy. Lựa chọn khiến người tiêu dùng ngày càng nhận biết
rõ ràng giữa cái họ thích và không thích. Theo tiến trình này, một rào cản sẽ được
dựng lên nếu một người nào đó cố bán bất kỳ thứ gì từ ý tưởng chính trị đến nước gội