QUY TẮC #2
Phụ thuộc lẫn nhau có thể là điều tuyệt vời - người tiêu dùng cần thương hiệu mạnh
cũng như thương hiệu mạnh cần họ
Quê hương John Hancock ở Boston là một chốn vui nhộn. Có lẽ đây là một trong số ít
các thành phố trên thế giới mà ở đó những thế lực thống trị thích mặc đồ hiệu Brooks
Brothers hơn là Armani và coi Armani là hạng hai bởi nếu mặc một bộ vét của
Armani, trông bạn sẽ chẳng giống một tay bán thịt. Thay vào đó, bạn sẽ có vẻ muốn
người ta nghĩ mình bảnh chọe.
Điều khiến Boston khác với nhiều thành phố không mấy hào nhoáng khác của nước
Mỹ là nó không phải là một thành phố công nghiệp cũ kỹ, những nơi dân chúng
không có tiền, cũng chẳng quan tâm đến phong cách. Ngược lại, đây là một thành phố
giàu có và phức tạp với đời sống văn hóa phong phú mặc dù nhiều người nghi ngờ về
tính phô trương vật chất của nó. Dễ dàng tìm thấy những nhân vật có ảnh hưởng ở
đây: những trí thức lớn với thái độ khắt khe coi thường những buổi biểu diễn bình
dân; các học giả Cambridge luôn tin rằng trí tuệ của mình cao hơn hết thảy; và nhóm
công nghệ cao mới xuất hiện lại thích càng tự nhiên càng tốt. Khi hợp nhất các nhóm
này lại với nhau, người ta tạo ra một nơi vốn dĩ ăn mặc không đúng mốt cũng trở nên
sành điệu.
Hệ quả là, nếu bạn đi du lịch đến bất cứ nơi nào ở thành phố Boston, bạn sẽ nghe
người ta nói: “Tôi chẳng nghĩ đến thương hiệu. Tôi chỉ mua những đồ bày bán ở đó”
hoặc “Tôi không biết ai sản xuất. Đó là thứ đồ tôi mua ở một gian hàng tầng hầm của
Filene mấy năm trước.”
Tuy nhiên, tôi nhận ra một điều: Một đôi dép sandal sẽ không phải là hàng ‘’xịn’’ nếu
nó không phải là sandal hiệu Birkenstock .
Rất nhiều người cho rằng họ không để ý đến thương hiệu. Nhưng thường họ chỉ quan