ra mùi vị thực của cuộc sống. Đó là lý do tại sao nhiều quảng cáo lại mờ nhạt.
Ở John Hancock, chúng tôi đã cố nêu bật bản thân bằng việc tự nguyện nói về sự vật
đúng với bản chất của nó. Chúng tôi không ngại dựng những đoạn quảng cáo thật
buồn. Chúng tôi đã từng dựng cảnh tại một phòng ký túc xá của trường đại học, ở đó,
ông bố trung niên mang bệnh giai đoạn cuối đang cố thuyết phục cậu con trai rằng
những khó khăn về tiền nong rồi sẽ ổn thỏa và cậu con trai lặng lẽ thổn thức.
Chúng tôi cũng không ngại khuấy động rắc rối. Chúng tôi cũng từng làm một chương
trình quảng cáo về một phụ nữ nước mắt ràn rụa trong buồng điện thoại công cộng
nói chuyện với chồng cũ, một kẻ hư hỏng, gã đã quên không gọi điện cho con trai
vào ngày sinh nhật của nó. Nhân viên bán hàng của chúng tôi cho rằng đoạn quảng
cáo thật đáng ghét. Chúng tôi nhận được hàng trăm cú điện thoại từ những ông bố đã
ly dị. Họ giận dữ vì bị mô tả như những kẻ lười biếng, ăn bám. Vậy chúng tôi đã làm
gì? Chúng tôi cho phát đoạn quảng cáo thường xuyên hơn. Chúng tôi biết người ta
đang xem nó.
Gần đây hơn, còn có đoạn quảng cáo về một người đàn ông đến chỗ vợ cũ, tuyên bố
rằng anh ta ra đi cùng bạn gái và để lại trách nhiệm nuôi dạy đứa con trai cho cô ấy.
Nó thể hiện điều hoàn toàn trái ngược trong quảng cáo: khoảnh khắc tức giận thực sự.
Và bạn biết không? Tỷ lệ ly hôn thể hiện gần nửa các cuộc hôn nhân ở Mỹ cuối cùng
sẽ đổ vỡ thì chúng tôi cược là khán giả không chỉ hiểu đoạn quảng cáo mà còn xác
nhận hiện thực này.
Quảng cáo thành công cần có một yếu tố hiếm hoi trong kinh doanh: lòng can đảm.
Nếu nó giúp bạn loại bỏ những vướng víu và nói lên ý nghĩa thương hiệu của bạn,
hãy đừng ngại tranh luận.
Cũng đừng nghĩ là bạn sẽ khiến phần lớn khán giả xa lánh nếu bạn quyết định kể về
một bộ phận nào đó trong số họ. Năm 2000, John Hancock thực hiện một quảng cáo
thu hút nhiều quan tâm và tranh cãi vì nó tả cảnh hai phụ nữ mang về nhà một đứa
con nuôi từ châu Á. Họ có thể là những người đồng tính dù đoạn phim không buộc