Chúng tôi lại nhấn mạnh rằng chúng tôi không cho đó là một khu vực mà là một
phương tiện trong thương mại, và chúng tôi sẽ cực lực phản đối nếu họ bán quyền
Internet đối với bóng chày cho một công ty dịch vụ tài chính khác.
Đừng để độc quyền của bạn bị tấn công. Và đừng cho rằng có được sự độc quyền
tuyệt đối chỉ vì người tổ chức sự kiện cam kết bằng lời với bạn là bạn sẽ có quyền đó.
Sự nói dối trong thế giới thể thao thậm chí đã vượt xa cả những lời nói dối trong chính
trị - Thực tế mà nói đó là triệu chứng Hollywood. Lời khuyên của tôi là mọi cam kết
phải thể hiện bằng văn bản.
Trong thế giới tài trợ, sự thật là bạn thường xuyên thấy rằng những người bán độc
quyền cho bạn lại là những người đầu tiên dàn xếp việc này. Ví dụ, trong Thế vận hội
Olympic ở Atlanta, mặc dù chúng tôi đã chi hàng chục triệu đô la cho Uỷ ban
Olympic Quốc tế (IOC) để giành quyền tài trợ độc quyền bảo hiểm nhân thọ trên toàn
cầu cho Olympic. Uỷ ban tổ chức của Atlanta (ACOG) bỗng phát hiện ra một kẽ hở
cho phép họ truy thêm tiền của chúng tôi. Kẽ hở đó là khoảng không trên đầu chúng
tôi, cái quyền đó vô tình không được đề cập đến trong hợp đồng tài trợ. ACOG đột
nhiên đòi thêm vài trăm nghìn đô la nếu chúng tôi muốn treo băng quảng cáo John
Hancock trên đèn đường.
Xét về phương tiện marketing thì những băng rôn này thực tế chẳng có ý nghĩa gì,
nhưng ACOG hiểu rằng các nhà tài trợ sẽ mời Ban giám đốc, những khách hàng thân
thiết và những nhân viên bán hàng giỏi nhất đến Atlanta để theo dõi thế vận hội.
ACOG cũng biết thừa rằng các nhà tài trợ chẳng thích thú gì khi phải giải thích với
khách mời của họ vì sao tên của các nhà tài trợ khác được treo ở trên đầu mà của họ
lại không.
Tuy nhiên, ở John Hancock, chúng tôi không thích việc mua này chỉ để phòng thủ và
chúng tôi cũng không mấy thích thú khi bị những người mà chúng tôi tài trợ đem ra
mổ xẻ. Vì vậy, chúng tôi khước từ lời đề nghị của ACOG. Tuy nhiên, ở Atlanta vẫn có
những nhà tài trợ thiếu kinh nghiệm bị lợi dụng theo cách này.