Thách thức lần này phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với cuộc nổi loạn
ở Philippines mà Lansdale đã giúp đánh bại. Ở Philippines, vấn đề chỉ là
cuộc lật đổ cộng sản mang tính nội bộ do Huk lãnh đạo và chiến tranh du
kích. Ở Nam Việt Nam, Việt Cộng đang áp dụng những hoạt động tương tự,
nhưng không giống như Huk, họ nhận được sự trợ giúp và chỉ đạo từ Hà
Nội. Sự trợ giúp từ bên ngoài này là sự khác biệt có tính chất cốt lõi giữa
hai tình huống.
Kế hoạch chống nổi loạn tìm cách vô hiệu hoá và đánh bại thách thức của
Việt Cộng ở Nam Việt Nam, một nhiệm vụ sẽ đơn giản đi rất nhiều nếu như
sự giúp đỡ của Bắc Việt Nam bị loại trừ. Điều gì có thể thuyết phục Hà Nội
rằng việc giúp đỡ Việt Cộng là không phù hợp với lợi ích của họ? Tại cuộc
họp của Hội đồng an ninh quốc gia, Tổng thống đặt ra câu hỏi liệu hoạt
động du kích có thể được tiến hành trong lòng Bắc Việt Nam hay không.
Allen Dulles, giám đốc CIA, báo cáo hiện có một số hoạt động hạn chế
đang được thực hiện để giúp tổ chức du kích của Nam Việt Nam đủ khả
năng quấy rối Bắc Việt Nam. Nhưng ông thừa nhận rằng mới chỉ có bốn
toán, mỗi toán tám người được thành lập dưới sự giám sát của CIA và các
toán này không được bố trí và hoạt động thường xuyên ở miền Bắc. Nhiệm
vụ của họ là quấy phá ở vùng biên giới Bắc Việt Nam. Kenedy được báo
cáo là "các toán này được phân công hoạt động ở các địa bàn phía nam" và
"chuyển sang biên với Lào".(FRUSm 1961-1963, tr. 17) Đây là những nỗ
lực rất hạn chế và khó có thể làm nản lòng Hà Nội trong cuộc đấu tranh
thống nhất Việt Nam.
Kenedy không hài lòng với những cố gắng của CIA và tuyên bố ông muốn
"có du kích hoạt động ở miền Bắc" (FRUSm 1961-1963, tr. 17). Đây chính
là điểm khởi đầu những gì về sau trở thành chiến dịch hoạt động ngầm lớn
nhất và phức tạp nhất mà Chính phủ Mỹ thực hiện trong thời kỳ chiến tranh
lạnh. Từ 1964 đến 1972, chiến dịch này do quân đội chứ không phải CIA
thực hiện và bao gồm việc tạo ra mạng lưới điệp viên, phong trào chống đối